KIỂM SOÁT CỦA CÔNG NHÂN VÀ QUỐC HỮU HÓA (PHẦN II)

(Lời người dịch: Phần II của bài viết sẽ đi vào kinh nghiệm kiểm soát dân chủ của Nam Tư và Venezuela)


Kinh nghiệm từ Nam Tư

Tôi muốn dành một vài phút cho Nam Tư với câu hỏi về hợp tác xã của công nhân và cái gọi là chủ nghĩa xã hội thị trường. Đây là một chủ đề quan trọng và rất phù hợp với câu hỏi về kiểm soát của người lao động ở Venezuela. Phần lớn điều này cũng áp dụng cho các ý tưởng đang được đưa ra bởi cái gọi là Tân cánh tả ở Trung Quốc ngày nay.

Ở Nam Tư, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và được chính thức ủy thác cho công nhân điều hành thông qua các hội đồng công nhân hoặc ủy ban tự quản của họ. Điều quan trọng nhất để nhận ra và ghi nhớ khi thảo luận về các ủy ban tự quản này là họ hoạt động trên thị trường - họ cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Các nhà máy và xí nghiệp này đã quảng cáo, cạnh tranh và làm bất cứ điều gì có thể để tăng lợi nhuận. Chính việc theo đuổi lợi nhuận này đã dẫn đến sự thống trị của các nhà quản lý doanh nghiệp và các chuyên gia đối với người lao động.

Chính sự chia rẽ Tito-Stalin đã châm ngòi cho sự phát triển của cái gọi là tự quản này ở Nam Tư. Cho đến năm 1948, Nam Tư đã có một hệ thống rất giống với hệ thống ở Liên Xô. Trên thực tế, đảng Nam Tư là người trung thành nhất với Stalin. Nhưng Tito đã lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Đức quốc xã và tự mình lên nắm quyền mà không cần sự trợ giúp của Hồng quân Liên Xô. Ông có cơ sở quyền lực của riêng mình, và điều này dẫn đến một loạt các tranh chấp với Stalin và bộ máy quan liêu của Liên Xô. Sau khi Tito-Stalin chia rẽ, giới lãnh đạo Nam Tư đột nhiên tuyên bố rằng Liên Xô đã thoái hóa thành Chủ nghĩa tư bản Nhà nước.

Trong nỗ lực tìm kiếm một sự biện minh về ý thức hệ cho sự chia rẽ với Stalin, các quan chức Nam Tư đã thúc đẩy lập luận rằng quyền sở hữu nhà nước chỉ là tiền đề cho chủ nghĩa xã hội - điều này hoàn toàn chính xác. Họ lập luận rằng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, quan hệ xã hội sản xuất cần phải được phát triển, tất nhiên, điều đó cũng đúng. Tuy nhiên, họ tin rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa sẽ được thúc đẩy bởi sự tự quản, tin rằng nếu không như vậy hệ thống sẽ thoái hóa thành chế độ chuyên quyền quan liêu (đây là một cách thông minh để các quan chức Nam Tư giành được sự ủng hộ của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại Liên Xô và cho các cải cách, cải tiến được đề xuất. Họ đã tấn công sự kiểm soát trung tâm của nền kinh tế ở Liên Xô. Tuy nhiên, vấn đề không phải là sự kiểm soát của trung ương, mà chính là sự thiếu kiểm soát của công nhân.

Năm 1950, Nam Tư đã đưa ra một luật mới về vấn đề tự quản của người lao động. Họ lập luận rằng việc phân cấp tự quản của người lao động là khởi đầu cho sự héo tàn của nhà nước. Trong thực tế, quyền lực thực sự vẫn nằm trong tay bộ máy quan liêu nhà nước. Kế hoạch năm năm đầu tiên (1947-1952) đã không đạt được mục tiêu của nó. Chất lượng sản phẩm thấp, và đến năm 1949 năng suất lao động đã giảm. Các quan chức Nam Tư bắt đầu tìm kiếm một “phương thức tự động”, trực tiếp để điều tiết nền kinh tế - tương tự như cách thị trường hoạt động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong trường hợp không có sự kiểm soát của lao động chân chính như một phương tiện kiểm soát chất lượng sản xuất, những người theo chủ nghĩa Stalin đã buộc phải tìm đến các “cơ chế thị trường”. Ngay từ đầu, rõ ràng là các biện pháp này sẽ giải phóng một loạt các mâu thuẫn. Những người theo chủ nghĩa Stalin đang cố gắng điều chỉnh quỹ đạo trong nỗ lực vừa mở cửa thị trường vừa cố gắng duy trì sự kiểm soát của trung ương cùng một lúc.

Việc quản lý doanh nghiệp trở thành trách nhiệm của hội đồng công nhân của doanh nghiệp chứ không phải của các bộ trưởng nhà nước. Kế hoạch chi tiết cho sản xuất đã được chuyển sang kế hoạch đầu tư cơ bản. Mức lương được thiết lập từ trung ương, nhưng được bổ sung và tăng thêm bằng tiền thưởng trong các doanh nghiệp riêng lẻ, ràng buộc mức lương cao hơn để theo đuổi lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này chỉ là trên giấy. Các ủy ban tự quản đã được kiểm soát bởi các nhà quản lý doanh nghiệp, những người gần gũi với các bộ trưởng và quan chức nhà nước. Các ủy ban này hoàn toàn phụ thuộc vào sự kiểm soát của Đảng và công đoàn. Các nhà quản lý thường được bổ nhiệm trên cơ sở trung thành chính trị với các bộ trưởng nhà nước, và tất nhiên nhận được mức lương cao hơn so với những người lao động mà họ chỉ huy.

Một điều quan trọng khác cần nhớ là các công ty này hiện đã bị đánh thuế (trái ngược với các khoản thu được chuyển cho nhà nước), và các quỹ này được nhà nước sử dụng để đầu tư mới và thành lập doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp mới này đã nhanh chóng được chuyển sang các hội đồng công nhân của thành phố để điều hành. Lợi nhuận được tạo ra bởi các công ty này không được nhà nước phân phối lại, mà vẫn nằm trong công ty.

Điều quan trọng nữa là phải nhận ra rằng các công nhân chỉ có quyền kiểm soát chính nơi làm việc của họ. Dưới sự tự quản, các công nhân được cho là điều hành các nhà máy và được tự do đưa ra các quyết định sản xuất và tiếp thị của riêng họ. Tuy nhiên, thực sự là nhà nước vẫn kiểm soát cả nền kinh tế còn các doanh nghiệp dưới sự tự quản của người lao động. Nhà nước có quyền bổ nhiệm giám đốc nhà máy và phân bổ tiền cho từng doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất đã bùng nổ, sự kiểm soát đầu tư của nhà nước đã dẫn đến việc các doanh nghiệp kém hiệu quả do nhà nước bảo trợ vẫn tiếp tục được tài trợ và tồn tại, đặc biệt là những doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ bởi chính quyền quan liêu.

Hệ thống này đã tận hưởng một thời gian thành công ngắn vì Nam Tư có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm 1950. Tuy nhiên, vào năm 1957, Đại hội đồng Công nhân (cuộc họp đầu tiên và duy nhất của Hội đồng Công nhân) đã đòi hỏi nhiều quyền lực hơn. Điều quan trọng là phải hiểu rằng các hội đồng này là các cơ quan quan liêu dưới sự kiểm soát của các nhà quản lý và chuyên gia trong các doanh nghiệp chứ không phải là chính các công nhân. Họ muốn giảm bớt các quy định của nhà nước và giảm thuế. Các công ty này muốn có nhiều tiền hơn để họ có thể đầu tư riêng lẻ thay vì sự ra quyết định đầu tư từ Nhà nước.

Các ủy ban tự quản ngày càng trở nên tự nhận thức về lợi ích của mình, thứ đối nghịch với lợi ích của các quan chức và bộ trưởng nhà nước. Có ý kiến ​​cho rằng những biện pháp này là một bước đi từ “Chủ nghĩa tư bản Nhà nước” tới chủ nghĩa xã hội. Trong thực tế, đó là sự ra đời của thị trường và tiến tới chủ nghĩa tư bản, hay chính xác hơn là nó đang chuẩn bị cho sự chuyển dịch sang chủ nghĩa tư bản. Trong một Nhà nước công nhân chân chính, trong điều kiện bị cô lập, sẽ không sai khi đưa ra những cải cách thị trường hạn chế, như những người Bolshevik đã làm với NEP. Cải cách thị trường đã được sử dụng để phân loại những bất thường và thiếu hiệu quả trong nền kinh tế, và thúc đẩy sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp). Điều này đã xảy ra ở Nam Tư với kế hoạch quan liêu của chính nó, trong đó sự thiếu hiệu quả và năng suất thấp là rõ ràng, đặc biệt là sau khi họ bị cô lập bởi Liên Xô. Tuy nhiên, cải cách thị trường dưới chủ nghĩa Stalin phát triển logic nội tại của riêng chúng, như cuối cùng chúng ta đã thấy ở Nam Tư cũng như ở Trung Quốc ngày nay. Thay vì thị trường được sử dụng để phát triển cho khu vực nhà nước và kế hoạch, khu vực nhà nước và kế hoạch có thể kết thúc tài trợ cho thị trường. Nó cũng tạo ra các điều kiện cho các quan chức và nhà quản lý quan tâm hơn tới việc hợp pháp hóa và chính thức hóa quyền lực và sự kiểm soát của họ - bằng cách trở thành nhà tư sản.

Sự tăng trưởng cao của những năm 1950 đã sụp đổ vào đầu những năm 1960, và kết quả là những cải cách do hội đồng công nhân đề xuất đã được đưa ra. Điều này thể hiện một sự thay đổi lớn hơn đối với thị trường và sức mạnh ngày càng tăng của các nhà quản lý. Tuy nhiên, vào năm 1962, Kế hoạch kinh tế lần thứ ba đã bị hủy bỏ chỉ sau 1 năm do khủng hoảng kinh tế. Sản xuất công nghiệp giảm mạnh xuống một nửa mức so với năm 1960, nhập khẩu tăng vọt, xuất khẩu sụp đổ và lạm phát tăng ồ ạt.
Phản ứng của bộ máy quan liêu nhà nước là tiến xa hơn tới “thị trường xã hội chủ nghĩa”. Nhà nước muốn các công ty Nam Tư cạnh tranh trên thị trường thế giới, sự độc quyền của nhà nước đối với ngoại thương đã bị loại bỏ và tiền tệ đã được chuyển đổi. Các quan chức Nam Tư lập luận rằng nếu các công nhân không đưa ra các quyết định đầu tư quan trọng thông qua các hội đồng của công nhân, thì họ không thực sự kiểm soát. Tất cả đã được tóm tắt trong câu nói: “Ai kiểm soát sự mở rộng tái sản xuất cũng kiểm soát xã hội.”

Và câu hỏi đặt ra ở đây: Liệu giai cấp công nhân có kiểm soát xã hội khi nó là giai cấp công nhân bị phân tán, kiểm soát đầu tư và tái sản xuất thông qua các doanh nghiệp và công ty riêng lẻ, hay phải là toàn thể giai cấp công nhân, thông qua nhà nước, kiểm soát đầu tư và tái sản xuất? Rõ ràng đó là cái sau. Theo mô hình Nam Tư, các công ty riêng lẻ theo đuổi lợi nhuận mới chính là kẻ kiểm soát, chứ không phải là giai cấp công nhân. Chỉ nền kinh tế được quốc hữu hóa, thuộc sở hữu nhà nước, được hoạch định dân chủ, mới đảm bảo sự kiểm soát của người lao động đối với toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ một ngành hay một nhà máy. Nó cũng bảo vệ bản chất xã hội hóa của nền kinh tế và sự phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội có nghĩa là sự kiểm soát tập trung, dân chủ đối với toàn bộ nền kinh tế của giai cấp công nhân, để phát triển toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo lợi ích của toàn thể giai cấp công nhân - không chỉ bảo đảm lợi ích cá nhân của một nhà máy hoặc ngành công nghiệp nhất định. Vấn đề ở Nam Tư không quá nghiêm trọng khi quyền lực đối với các nhà máy được trao cho các ủy ban tự quản lý, đây thực sự sẽ là một bước tiến rất dân chủ và tiến bộ miễn là nền kinh tế được tổ chức dưới một kế hoạch dân chủ tập trung, dưới sự kiểm soát của giai cấp công nhân, bao hàm cả một nhà nước công nhân chân chính. Vấn đề là sự kiểm soát nền kinh tế đã bị phân tán, và nền kinh tế vận hành từ quan điểm lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân. Việc theo đuổi lợi nhuận và lợi ích tư nhân của các doanh nghiệp dẫn đến sự kiểm soát của các nhà quản lý và chuyên gia đối với các ủy ban tự quản.

Kết quả của những cải cách này là có thể dự đoán được. Bất bình đẳng gia tăng trong những năm 1960, giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, giữa các ngành khác nhau, giữa thành thị và cả quốc gia và giữa các khu vực. Vào nửa cuối những năm 1960, mức thu nhập ở Slovenia đã cao gấp sáu lần so với ở Kosovo. Người giàu trở nên giàu hơn và xu hướng giảm dần sự ảnh hưởng của người lao động so với các chuyên gia trong doanh nghiệp, bởi vì nếu mục đích là sản xuất vì lợi nhuận, thì người lao động có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào các chuyên gia và nhà quản lý để đạt được lợi nhuận. Nếu nền kinh tế vẫn tập trung, và được lên kế hoạch một cách dân chủ vì lợi ích của tất cả mọi người, thì ảnh hưởng của người lao động sẽ tăng lên trong mối quan hệ với các chuyên gia, vì chuyên môn và kiến ​​thức của các chuyên gia sẽ được sử dụng cho lợi ích của toàn bộ nền kinh tế hơn là để thực hiện lợi ích cá nhân hẹp hòi của họ. Nền dân chủ của công nhân có thể đã thay thế thị trường như một phương tiện điều tiết nền kinh tế.

Một bước quan trọng khác đối với chủ nghĩa tư bản là dỡ bỏ đầu tư của nhà nước và ngân hàng nhà nước trung ương. Các quỹ đầu tư nhà nước tích lũy đã bị dỡ bỏ và được đầu tư vào các ngân hàng tự quản, sau đó cho các doanh nghiệp vay tiền trên cơ sở định hướng lợi nhuận.

Tất cả các biện pháp này đã dẫn đến cuộc nổi loạn chống lại thị trường vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, dẫn đầu là các sinh viên và thanh niên và người dân từ các khu vực nghèo hơn. Có một cuộc tấn công chung vào thị trường, sự tăng trưởng của bất bình đẳng và sự gia tăng quyền lực đáng kể của các ngân hàng và các nhà quản lý đối với các doanh nghiệp.

Đến năm 1974, “Thị trường xã hội chủ nghĩa” đã bị bỏ rơi khi phải đối mặt với tình trạng bất ổn của công nhân, mà đỉnh cao là sự chiếm đóng bảy ngày ở Đại học Belgrade dưới khẩu hiệu “xuống ngay với Tư bản đỏ”. Cuối cùng kế hoạch đã được đưa trở lại, nhưng nó không phải là mô hình Xô viết quan liêu, cũng không phải là kế hoạch dân chủ thực sự. Các công ty tư nhân đã đàm phán cho một “giao dịch” đầu tư năm năm với nhà nước.

Nhìn vào lịch sử của Nam Tư, người ta có thể thấy luôn luôn có một cuộc đấu tranh giữa tập trung hóa và phi tập trung hóa, hay một cuộc đấu tranh giữa đẳng cấp quản lý và giai cấp quan liêu nhà nước. Chủ nghĩa Stalin về cơ bản đã thất bại trong việc giải quyết sự không đồng đều giữa các khu vực ở Nam Tư. Khi phi tập trung hóa và cải cách thị trường được đưa ra vào những năm 1950, nó được coi là một thắng lợi đối với đẳng cấp quan liêu của những nhà nước khác nhau. Lợi ích quốc gia hẹp của họ có nghĩa là họ chỉ quan tâm đến việc phát triển nền kinh tế quốc gia của riêng họ so với các nền kinh tế khác. Điều này cũng đặt thêm quyền lực vào tay của những nhà quản lý. Khi nhà nước trung ương cố gắng giới thiệu lại các biện pháp tập trung vào những năm 1970, nó đã bị các quan chức nhà nước và các nhà quản lý (đặc biệt là những người ở Slovenia và Croatia) chống lại. Đó là một cuộc đấu tranh giữa các bộ phận khác nhau của bộ máy quan liêu, đại diện cho những lợi ích khác nhau. Một mặt, các nhóm quan liêu quốc gia và đẳng cấp quản lý đã thúc đẩy phi tập trung hóa hơn nữa để tiếp tục vì lợi ích và quyền lực của họ, trong khi nhà nước trung ương thúc đẩy tập trung hóa (vào những năm 1970). Việc từ bỏ “thị trường xã hội chủ nghĩa” là một nỗ lực của giới quan liêu nhà nước, người nhận ra rằng cải cách thị trường hiện đang đe dọa quyền lực của họ, để khẳng định lại quyền kiểm soát của họ đối với các nhà quản lý và các nhóm quan liêu trong khu vực. Ví dụ như vào giữa những năm 1960 tiền lương ở Slovenia lớn hơn sáu lần so với ở Kosovo, thật dễ hiểu tại sao khi các quan chức người Slovenia, tất cả các quyết định của họ bị chi phối bởi tầm nhìn quốc gia hẹp hòi, sẽ hứng thú với việc phân cấp - để họ có thể gặt hái những lợi ích từ sự giàu có trong khu vực của họ hơn là nhìn thấy nó đến với hàng xóm.

Mô hình tự quản của Nam Tư có những vấn đề lớn - những vấn đề đóng vai trò quan trọng trong sự tan vỡ khủng khiếp của đất nước. Bởi vì mỗi công ty tư nhân cạnh tranh với nhau trên thị trường, các công ty tự quản chỉ quan tâm tới bản thân. Họ chỉ quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận của công ty, do đó một phần lợi nhuận (phần không dành cho chi phí hoặc đầu tư thêm) có thể giúp tăng thu nhập của người lao động. Điều này đặt tất cả quyền lực trong nhà máy không phải trong tay các ủy ban tự quản của công nhân, mà ở các nhà quản lý và chuyên gia. Chúng ta sẽ thấy những vấn đề tương tự khi chúng ta thảo luận về sự kiểm soát của công nhân ở Venezuela. Các hợp tác xã ở đó, bởi vì họ vẫn hoạt động dưới một nền kinh tế tư bản, chịu áp lực tối đa hóa lợi nhuận. Điều này tạo ra mâu thuẫn trong công ty và có xu hướng đặt quyền kiểm soát trong tay các nhà quản lý hơn là ủy ban của công nhân. Sự mưu cầu lợi nhuận khiến cho các công ty cạnh tranh với nhau, khiến công nhân chống lại công nhân và cũng dẫn đến sự khác biệt nội bộ trong nhà máy riêng lẻ, nơi các nhà quản lý và chuyên gia tìm cách thắt chặt kiểm soát để có được quyền lực và tiếp cận lợi nhuận. Đây chính là lý do tại sao bắt buộc các ngành công nghiệp được quốc hữu hóa phải được tích hợp vào một kế hoạch dân chủ, và điều cần thiết là tất cả các ngành công nghiệp được quốc hữu hóa đều nằm dưới sự kiểm soát của công nhân địa phương, công đoàn và nhà nước.

Để chống lại sự bất bình đẳng giữa các công ty ở Nam Tư, các công ty nghèo đã cố gắng tăng lương. Điều này khiến họ có ít tiền hơn để đầu tư nếu họ muốn đáp ứng các hóa đơn tiền lương của họ, điều này làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế của chính họ, do đó làm tổn hại tiền lương. Kết quả là họ bắt đầu vay từ các ngân hàng tự quản, ngày càng mắc nợ nhiều và gia tăng mức độ lạm phát.

Cũng có vấn đề về thất nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp tự quản đã không cách chức hoặc sa thải người. Tuy nhiên, họ cũng không tạo ra nhiều việc làm. Tại sao? Bởi vì thu nhập của người lao động gắn liền với lợi nhuận - vì vậy càng có nhiều công nhân được thuê, mọi người sẽ nhận được ít tiền lương hơn. Điều này có nghĩa là những người nghèo ở nông thôn cuối cùng đã đi đến Tây u để làm việc. Năm 1971, tỷ lệ thất nghiệp ở Nam Tư đứng ở mức 7%, tuy nhiên, đáng kinh ngạc là có tới 20% lực lượng lao động đang làm việc bên ngoài đất nước.

Vấn đề lớn khác là sự phân tán của giai cấp công nhân. Giới lãnh đạo Nam Tư cho rằng mô hình tự quản của họ sẽ dẫn đến sự phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nếu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, thì các quyết định đầu tư không thể để lại cho các công ty riêng lẻ, bởi vì họ không có ý thức về nhu cầu của toàn xã hội hay toàn bộ nền kinh tế. Một lần nữa, đó là lợi ích của công ty tư nhân, không có sự kiểm soát của giai cấp công nhân. Trong thực tế, lợi ích của người lao động đã bị khuất phục trước lợi ích của công ty của họ. Họ quan tâm đến đầu tư để kiếm thêm lợi nhuận. Khi tỷ lệ tiền lương trên lợi nhuận đã được cố định, cách duy nhất để tăng lương là tăng lợi nhuận, điều đó có nghĩa là sự bóc lột giai cấp công nhân. Điều này, cùng với việc các công nhân có thể nhận ra sự mâu thuẫn giữa những gì được gọi là tự quản của công nhân với sự thực đang diễn ra, dẫn đến sự mất tinh thần và thờ ơ từ giai cấp công nhân, với sự gia tăng đáng kể sự vắng mặt trong những năm 1970.

Hệ thống này, một lần nữa, giống như sự hỗn loạn của chủ nghĩa tư bản hơn là sự hài hòa của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Các quan chức Nam Tư cũng đã dỡ bỏ độc quyền nhà nước về ngoại thương, đưa các doanh nghiệp tư nhân Nam Tư tiếp xúc trực tiếp với thị trường thế giới. Điều này cho phép sự can thiệp trực tiếp của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc vào nền kinh tế Nam Tư mà không có sự kiểm soát hay điều tra từ trung ương.

Trong những năm 1970, các công ty tự quản đã vay rất nhiều từ các ngân hàng phương Tây. Ý tưởng ban đầu là họ sẽ vay, đôi khi khá nhiều, và đầu tư số tiền này vào việc mở rộng và hiện đại hóa các công ty tư nhân với hy vọng họ có thể xuất khẩu sang Tây u và trả lại các khoản vay. Tuy nhiên, cuộc suy thoái quốc tế năm 1979 đã phá tan những hy vọng này. Các công ty tư nhân thấy khó khăn để trả nợ của họ. Hơn nữa, vì không có độc quyền nhà nước về ngoại thương, nên không ai biết tổng số nợ nước ngoài. Cuối cùng, Nam Tư đã phải gánh chịu khoản nợ như một quốc gia. Tiêu chuẩn sống sụp đổ. Từ năm 1982 đến 1989, mức sống đã giảm 40%. Lạm phát tăng vọt - năm 1987 tỷ lệ lạm phát là 150%, đến năm 1989 đã đạt 1950%.

Năm 1988, Nam Tư có nợ nước ngoài bình quân đầu người cao nhất trên toàn châu u, với tổng trị giá hơn 20 tỷ USD. Từ năm 1984 đến 1988, Nam Tư đã trả khoảng 14 tỷ đô la tiền lãi cho khoản nợ của mình, làm nền kinh tế hoàn toàn tê liệt.

Vào những năm 1980, IMF đã áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt để gia hạn khoản vay. Tất nhiên, điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp “khu vực xã hội”. IMF buộc các ngân hàng tự quản trở thành ngân hàng tư nhân và các doanh nghiệp tự quản trở thành các công ty có tình trạng sở hữu rõ ràng - tức là các tập đoàn tư bản.

Điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng tất cả những điều này là kết quả trực tiếp của các chính sách của “thị trường xã hội chủ nghĩa”, và điều này đã dẫn trực tiếp đến sự tan rã khủng khiếp của Nam Tư. Trên thực tế, bước chuyển từ các công ty và ngân hàng tự quản sang các công ty tư nhân, tư bản không phải là một bước tiến lớn. Các nhà quản lý của cái gọi là các công ty tự quản nhận quyền sở hữu của các doanh nghiệp, giờ tạo ra lợi nhuận thay vì nhận mức lương cao hơn.

Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Nam Tư vào những năm 1980 là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị. Các bè phái quan liêu cầm quyền ở các khu vực khác nhau đã chuyển sang chủ nghĩa dân tộc và trở lại chính sách cũ là đổ lỗi cho các hàng xóm. Đối mặt với khả năng của một cuộc cách mạng công nhân chân chính, họ đã chuyển sang chủ nghĩa dân tộc điên cuồng - và tất cả chúng ta đều đã biết kết quả.

Những bài học kinh nghiệm từ Nam Tư là gì? Dường như rõ ràng rằng những gì cần thiết là quyền sở hữu của nhà nước về tầm cao chỉ huy của nền kinh tế và độc quyền nhà nước về ngoại thương. Sự héo tàn của nhà nước không xảy ra chỉ đơn giản bằng cách bàn giao các ngành công nghiệp và doanh nghiệp được quốc hữu hóa cho người lao động hay các nhà quản lý và biến họ thành cổ đông. Ở Nam Tư, nơi mà các nhà quản lý thực sự kiểm soát các ủy ban tự quản, điều đó dễ dàng dẫn đến sự phân tán của giai cấp công nhân. Dễ dàng làm cho sở hữu công nhân ở các công ty riêng lẻ không còn là sở hữu xã hội: các ủy ban tự quản (do người quản lý kiểm soát) hoạt động giống như chủ sở hữu tư nhân và điều này dẫn trực tiếp đến việc khôi phục hoàn toàn chủ nghĩa tư bản. Chìa khóa cho sự chuyển đổi xã hội chủ nghĩa và sự héo mòn của nhà nước trong các nhà nước của công nhân bị biến dạng là sự kiểm soát của những người lao động chân chính. Chủ nghĩa xã hội không chỉ đơn giản là chăm sóc lợi ích của người lao động tại các doanh nghiệp địa phương, cá nhân. Chủ nghĩa xã hội là sự chăm sóc lợi ích của toàn giai cấp công nhân, nền kinh tế và toàn xã hội. Đối với điều này, sở hữu nhà nước là cần thiết. Sở hữu nhà nước bảo vệ đặc tính xã hội hóa của nền kinh tế, nhưng không biểu thị quyền sở hữu xã hội. Một nền kinh tế được quốc hữu hóa, tập trung vào một kế hoạch dân chủ, trong đó mỗi nhà máy có một ban giám đốc gồm 1/3 công nhân địa phương, 1/3 công đoàn và 1/3 đại diện nhà nước (hoặc một số biến thể của nó), bảo vệ lợi ích của toàn thể giai cấp công nhân, và có khả năng nhìn nhận nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế và xã hội theo cách mà các ủy ban tự quản phân tán không thể thấy. Trên cơ sở đó, năng suất có thể được tăng lên và sức mạnh tiềm tàng của nền kinh tế, được giải phóng khỏi những chiếc áo khoác của sở hữu tư nhân và nhà nước quốc gia. Sự bất bình đẳng trong xã hội có thể được khắc phục, như vậy sở hữu nhà nước trở thành sở hữu xã hội chân chính.

Một bài học quan trọng khác của Nam Tư là chủ nghĩa quốc tế. Sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của Khối Đông âu là kết quả của tầm nhìn quốc gia hẹp hòi của các chế độ quan liêu cầm quyền ở mỗi quốc gia. Họ bị bỏ lại để tự tổ chức các nền kinh tế lạc hậu và tự giao dịch với nhau. Trên cơ sở chủ nghĩa Bolshevism và chủ nghĩa quốc tế chân chính, có thể hợp nhất các nền kinh tế quốc gia khác nhau và xây dựng một nền kinh tế kế hoạch hóa dân chủ, tích hợp sử dụng các nguồn lực và sức lao động của tất cả các nước từ Havana cho tới Bắc Kinh. Điều này sẽ giải phóng lực lượng sản xuất của các nước này, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, và dẫn đến sự phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và sở hữu xã hội thực sự đối với tư liệu sản xuất.

( Lời người dịch: Phần dưới đây được viết giữa cao trào của cuộc cách mạng Bolivar, nó chứa đựng cả những dự đoán lạc quan và những lo lắng không nhỏ, đáng tiếc là sự lo lắng đã đúng. Giờ đây, một cách rõ ràng rằng cuộc cách mạng Bolivar đang lâm vào tình thế nguy hiểm, nền kinh tế đang sụp đổ và theo đó là toàn thể xã hội và hệ thống chính trị, các công ty hàng đầu, ví dụ như PDVSA, thay vì nằm dưới sự kiểm soát của công nhân đã nằm trong tay các tướng lĩnh và quan chức quan liêu, tham nhũng, và trên tổng thể cả nhà nước cũng vậy. Công nhân và người nghèo mệt mỏi vì đời sống bấp bênh và chi phí sinh hoạt ngày một tăng,…
Có lẽ cần nhiều hơn một bài viết để có thể đi sâu phân tích sự thoái trào đó. Về phần này, để đảm bảo tính toàn vẹn của bài viết mình vẫn sẽ dịch nó, và biết đâu nó có thể là tư liệu tham khảo quan trọng cho những bài viết khác sau này.)

Kiểm soát công nhân và Cách mạng Venezuela

Và điều này đưa chúng ta đến Venezuela. Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với Cách mạng Bolivar và phong trào đấu tranh cho đồng quản lý? Các sự kiện ở Venezuela cho thấy rằng người lao động có thể điều hành ngành công nghiệp. Người xưa có câu: ông chủ cần công nhân, nhưng công nhân không cần ông chủ. Tất nhiên, các kỹ thuật viên, chuyên gia và chuyên viên là cần thiết, nhưng chúng phải được đặt dưới sự kiểm soát của công nhân. Kinh nghiệm của các công nhân tại PDVSA thể hiện rõ điều này. PDVSA không phải là một công ty nhỏ. Trong thực tế, nó là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Mỹ Latinh và đòi hỏi sự phối hợp công nghệ cao đáng kinh ngạc, bao hàm máy tính, vệ tinh và nhiều thứ khác.
Đây là một lợi thế mà Venezuela có được so với Nga vào năm 1917. Sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa tư bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến việc củng cố giai cấp vô sản trên quy mô thế giới. Công nhân ngày nay được giáo dục tốt hơn nhiều so với năm 1917. Họ làm việc với các máy móc, máy tính, vệ tinh phức tạp, v.v., và đòi hỏi trình độ học vấn tương đối cao. PDVSA cho thấy công nhân có thể đảm nhận việc quản lý công nghiệp dễ dàng hơn nhiều so với ở Nga năm 1917.
Một điều quan trọng khác cần ghi nhớ là ý tưởng về đồng quản lý đã được đưa vào hiến pháp Venezuela. Mặc dù hình thức của đồng quản lý không phải lúc nào cũng rõ ràng, và mặc dù ngôn ngữ được sử dụng có thể khiến chúng ta bối rối và luật pháp không rõ ràng lắm, nhưng những điều này không mang tính quyết định. Sự kiểm soát của người lao động không phải là những gì luật pháp tạo ra mà do chính những gì người lao động tạo ra. Như Trotsky đã giải thích, “ở một giai đoạn nhất định, các công nhân sẽ làm rung chuyển cốt lõi của luật pháp hoặc phá vỡ nó, hoặc nếu không thì đơn giản chỉ là coi thường nó hoàn toàn. Chính xác trong trường hợp này là sự chuyển đổi sang một tình thế hoàn toàn mang tính cách mạng.”

Rõ ràng là bằng cách đồng quản lý, giai cấp công nhân ở Venezuela đang thực hiện sự kiểm soát của công nhân và quản lý của công nhân. Cuộc đấu tranh cho sự kiểm soát và quản lý của công nhân bắt đầu khi các ông chủ tìm cách đóng cửa để gây áp lực trong giai đoạn 2002-2003. Các công nhân ở PDVSA, công ty dầu khí nhà nước, đã tiếp quản công việc lắp đặt và tự điều hành chúng, khắc phục sự phá hoại do các nhà quản lý tổ chức. Các công nhân của CADAFE, công ty điện lực nhà nước cung cấp 60% điện của Venezuela, đã thực hiện các kế hoạch dự phòng để ngăn chặn sự phá hoại từ các nhà quản lý phản động. Các công nhân tại các công ty này đã ngăn chặn hiệu quả sự phá hoại công nghiệp. Các công nhân dầu mỏ lúc đầu không nghĩ rằng họ có thể vận hành các cơ sở, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể. Họ nhận ra rằng quản lý thường nghỉ lễ hoặc đi xa và họ đã thực sự tự mình điều hành công ty.

Sau cùng sự đóng cửa phá hoại đã kết thúc trong PDVSA. Tuy nhiên, các công nhân nhận thức được rằng công ty một lần nữa được điều hành theo đường lối tư bản. Sau khi đóng cửa, các công nhân PDVSA đã có một số cuộc thảo luận về vấn đề kiểm soát của công nhân. Kết quả của các cuộc họp này, Pedro Montilla từ phong trào công nhân dầu mỏ La Jornada đã soạn thảo một đề xuất cho một nghị định về đồng quản lý tại PDVSA. Thật không may, những đề xuất này không bao giờ được phê chuẩn. Do đó, căng thẳng đang gia tăng trong ngành dầu khí khi các công nhân đang yêu cầu thực hiện kiểm soát của công nhân.

Đây là một số yêu cầu của các công nhân PDVSA:

- Đồng quản lý bao gồm tất cả các khía cạnh của chiết xuất, phân phối, sản xuất và lưu trữ, trong đó có sự kiểm soát của giá mua và bán.
- Tất cả các sổ sách được công khai cho tất cả các đại diện ở tất cả các cấp được bầu bởi các công nhân
- Đồng quản lý được thực hiện bởi tất cả công nhân thông qua đại diện được bầu của họ trong mỗi nhà máy và xí nghiệp, và họ sẽ không ngừng làm việc nhưng được trao thêm thời gian cho nhiệm vụ quản lý.
- Mọi người đều có trách nhiệm trước hội đồng của công nhân, và phải có sự chấp hành nghiêm chỉnh trật tự và kỷ luật, giữ gìn hàng hóa.
- Báo cáo sẽ được thực hiện trước hội đồng công nhân một cách thường xuyên.
- Tất cả các đại diện đều có thể thu hồi.

Trên cơ sở những đề xuất này, các công nhân dầu mỏ cũng đã đưa ra các kết luận như sau:

- Việc phá hoại PDVSA không thể được ngăn chặn nếu không có sự kiểm soát của công nhân và không áp dụng các biện pháp trên để đảm bảo trách nhiệm, kỷ luật và minh bạch.

- Tổng thống Chavez đã đe dọa sẽ ngừng bán dầu cho Hoa Kỳ. Nếu lời đe dọa này được thực hiện đến cùng, chỉ có thể dưới sự kiểm soát của công nhân đối với ngành dầu mỏ vì ban quản lý sẽ cố gắng phá hoại.

Đồng thời, các công nhân tại CADAFE đã bắt đầu một cuộc đấu tranh cho đồng quản lý. Cả nhân viên PDVSA và CADAFE đều nhận thức được sự khác biệt giữa sự kiểm soát của người lao động và sự tham gia của người lao động. Các công nhân CADAFE cũng đã viết một loạt các đề xuất cụ thể về kiểm soát của công nhân. Các công nhân tức giận vì những yêu cầu giới hạn và từng bước nắm giữ, nhưng sự kiểm soát của công nhân thực sự đã không được thực hiện. Trong số 5 thành viên của ban điều phối, 2 vị trí đã được dành cho các đoàn viên công đoàn, những người được bổ nhiệm và không thể triệu hồi. Chủ tịch của công ty không cần phải tuân theo các chỉ thị hoặc hướng dẫn của hội đồng này. Trong trường hợp này, chính các nhà quản lý trong công ty nhà nước này đang chống lại yêu cầu của người lao động. Cả người quản lý và nhà nước đều muốn hạn chế quyền quyết định của công nhân chỉ trong các vấn đề thứ yếu (ví dụ ở Valencia, họ chỉ trao cho công nhân quyền tư vấn đầy đủ về trang trí giáng sinh trong các tòa nhà của công ty!). Các công nhân đã chiến đấu từng inch một cho quyền kiểm soát của công nhân, và giờ đã phát động một cuộc đấu tranh thực sự cho đồng quản lý.

Các công nhân trong hai ngành này hiện phải đối mặt với một lập luận khác từ ban quản lý, những người nói rằng không nên có sự tham gia hay kiểm soát của công nhân trong các ngành công nghiệp chiến lược. Thật hài hước. Chính các công nhân PDVSA đã phục hồi sản xuất trong thời gian các ông chủ tìm cách đóng cửa, chính các công nhân nhôm và thép ở Guayana đã diễu hành đến các cơ sở khí đốt để chiến đấu duy trì nguồn cung cấp, và chính các công nhân CADAFE đã duy trì việc cung cấp điện cho đất nước và ngăn chặn sự phá hoại chung vào ngành công nghiệp và nền kinh tế Venezuela. Lập luận là các công nhân không thể được tin tưởng giao phó với các ngành công nghiệp chiến lược và quan trọng, một màn khói che dấu cho một cuộc tấn công toàn diện vào ý tưởng kiểm soát của công nhân. Tuy nhiên, nếu chính phủ Venezuela muốn đảm bảo sự vận hành trơn tru của các ngành công nghiệp này và ngăn chặn sự phá hoại chúng, họ nên giao phó chúng cho công nhân, vì công nhân đã chứng minh được rằng họ sẽ bảo vệ các ngành công nghiệp này trước sự phá hoại của các ông chủ và nhà quản lý để bảo vệ cuộc cách mạng. Nhưng có một điểm quan trọng khác để thực hiện - tương tự như những gì Trotsky đã tranh luận về Lưu vực Than Donetsk. Rằng nếu PDVSA nằm trong tay hợp tác xã của công nhân, hợp tác xã này sẽ kiểm soát dầu của PDVSA và có thể hình dung được phần còn lại của con tin quốc gia. Lực lượng mạnh nhất trong xã hội Venezuela sẽ là các nhà quản lý PDVSA, người sẽ kiểm soát khoảng 70% -80% nền kinh tế của Venezuela. Nếu một cái gì đó tương tự như những gì đang xảy ra ở Venepal sẽ diễn ra ở PDVSA, thì điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Kiểm soát và quản lý của công nhân phải được áp dụng trong PDVSA, nhưng để đảm bảo rằng toàn bộ giai cấp công nhân kiểm soát một cách dân chủ nền kinh tế và để đảm bảo nền dân chủ của người lao động nói chung, tất cả các công ty lớn, bao gồm PDVSA, phải được đưa vào một kế hoạch kinh tế dân chủ và tập trung. Điều này có nghĩa là ban giám đốc của PDVSA bao gồm 1/3 công nhân, 1/3 từ các công đoàn và 1/3 từ nhà nước (hoặc một số biến thể của họ).

Một ví dụ điển hình cho quản lý của công nhân là CADELA, một chi nhánh của CADAFE ở Merida được điều hành dưới một hình thức đồng quản lý. Vài tuần trước đã có những trận lở bùn và lũ lụt nghiêm trọng làm cắt nguồn cung cấp điện cho các cộng đồng xung quanh. Các chuyên gia nghĩ rằng sẽ mất 2 tháng để khôi phục nguồn cung. Tuy nhiên, các cộng đồng có tổ chức đã tiếp xúc trực tiếp với các công nhân và giúp sửa chữa thiệt hại. Thông qua làm việc cùng nhau và lập kế hoạch công việc, và sau nhiều giờ làm thêm để mang lại lợi ích cho người dân, việc cung cấp điện đã được khôi phục chỉ sau 2 tuần.
Chiến dịch đóng cửa phá hoại của các ông chủ trên khắp Venezuela đã khiến nhiều nhà máy và doanh nghiệp phải đóng cửa- vì lý do chính trị không phải là lý do kinh tế. Khiến cho khoảng 250.000 đến 500.000 việc làm bị mất. Từ điều này có thể thấy rằng sự kiểm soát của người lao động thường không xuất hiện trong các câu hỏi về sản xuất, mà là từ sự bảo vệ công việc, cộng đồng, v.v.

Ngay sau khi các nhà máy bị đóng cửa và ngừng hoạt động rộng rãi, các công nhân bắt đầu tiếp quản các nhà máy và nơi làm việc. Cuộc đấu tranh tiên tiến nhất vào thời điểm này là ở Venepal. Tại một thời điểm, các công nhân đã tiếp quản và điều hành nó. Các công nhân đã có thể chứng minh sự vượt trội trong kiểm soát của công nhân. Có một thiết bị tại nhà máy được sản xuất bởi Đức. Thiết bị đã bị hỏng và cần phải sửa chữa. Ban quản lý đã từ chối sửa nó vì nó yêu cầu một kỹ sư phải bay từ Đức đến để sửa chữa ( là họ nói như vậy). Điều này khiến nhà máy hoạt động dưới mức công suất tối đa. Sau khi quản lý rời đi và các công nhân chiếm nhà máy, họ chỉ cần ứng biến, sửa chữa thiết bị và khôi phục lại nhà máy để đạt năng suất tối đa.

Chính các đồng chí của chúng tôi trong CMR là người đầu tiên đưa ra yêu cầu kiểm soát và quốc hữu hóa của công nhân và sau đó nó đã được các công nhân chấp nhận. Vào ngày 19 tháng một năm nay công ty đã bị tước đoạt và Chavez tuyên bố rằng nó sẽ được vận hành dưới sự kiểm soát của công nhân. Bây giờ hợp tác xã của công nhân sở hữu 49% nhà máy và nhà nước sở hữu 51%, để đảm bảo tính chất quốc hữu hóa. Các công nhân đã bầu giám đốc và chính phủ đã cử hai đại diện có kinh nghiệm điều hành nhà máy đến với các công nhân.

Tuy nhiên, vấn đề đã phát triển. Một hội đồng công nhân đã quyết định giải tán công đoàn và bây giờ hy vọng sẽ mua cổ phần của nhà nước để họ có thể trở thành chủ sở hữu của nhà máy và giữ bất kỳ lợi nhuận nào từ sản xuất.

Alexis Ornevo, một thành viên trong ban giám đốc của INVEPAL đã tuyên bố hồi đầu năm nay tại Tổ chức đoàn kết quốc tế với Cách mạng Venezuela, rằng vì các công nhân không còn ông chủ, họ không còn cần một liên minh nữa. Theo hiến pháp, thông qua một số kẽ hở, hợp tác xã của người lao động có thể tăng hợp pháp 49% cổ phần lên 95%. Ornevo đã công khai bày tỏ ý định của mình để làm điều này. Những mâu thuẫn như thế này là không thể tránh khỏi. Một sự kiểm soát toàn diện, chân thực, toàn diện của công nhân là cần thiết để ngăn chặn các nhóm công nhân đi vào con đường làm giàu cá nhân.

Angel Navas, Chủ tịch công đoàn CADAFE lo ngại rằng sự phát triển tại INVEPAL sẽ tạo ra một mô hình của đồng quản lý như một hợp tác xã tư bản chủ nghĩa. Ông nói như sau:

“Như chúng ta đã thấy trong bài trình bày về INVEPAL hôm qua, họ đang gặp một số vấn đề, họ dường như đang suy nghĩ như những người quản lý. Theo những gì chúng tôi nghe ngày hôm qua, họ muốn sở hữu tất cả các cổ phiếu của công ty. 800 công nhân sẽ là chủ sở hữu của một công ty. Và nếu nó trở nên có lãi, những công nhân này sẽ trở nên giàu có? Đây là một công ty thuộc về cả nước, không thể chỉ thuộc về công nhân. Nếu chúng ta tạo ra lợi nhuận, chúng thuộc về toàn dân. Đây là trách nhiệm của tất cả chúng ta - những người lao động trong ngành dầu mỏ, những người tiên tiến nhất: “làm thế nào để chúng ta truyền bá điều này đến phần còn lại của đất nước? Những lợi nhuận này không dành cho tôi. Thật vô nghĩa khi vì tôi làm việc trong ngành dầu mỏ, tôi có thể kiếm được 90 triệu bolivar trong khi mức lương tối thiểu chỉ là 4 triệu bolivar.”

So sánh điều đó với Nam Tư, nơi các công nhân cảm thấy rằng họ sở hữu nhà máy của họ và cạnh tranh trên thị trường. Một lần nữa, đó cũng là vấn đề chính ở Nam Tư - sự bất bình đẳng về tiền lương. Một số công nhân chỉ đơn giản là may mắn khi họ có độc quyền tiếp cận công việc tốt, trong khi những công nhân khác bị bỏ rơi trong giá lạnh. Toàn bộ vấn đề là lợi nhuận của một công ty quốc doanh, được quốc hữu hóa nên được nhà nước lấy và phân phối lại và tái đầu tư trong toàn xã hội, để phát triển nền kinh tế và loại bỏ bất bình đẳng. Đó mới thực sự là xã hội hóa nền kinh tế. Nếu năng suất được nâng lên, sẽ có nhiều lợi nhuận hơn được phân phối cho xã hội, từ đó tạo ra nhiều của cải xã hội, đẩy lùi sự bất bình đẳng trong xã hội. Ở Nam Tư, nó vẫn là một hệ thống chiếm hữu cá nhân về lợi nhuận bởi các công ty cá nhân, không phải sự chiếm hữu của xã hội. Nếu nhóm giám đốc hiện tại thành công ở INVEPAL trong dự án tiếp quản phần lớn cổ phần của công ty để làm giàu cho các công nhân của INVEPAL, điều này sẽ đơn giản đặt một nhóm công nhân chống lại những người khác và gia tăng bất bình đẳng. Nó cũng có thể tạo ra một cuộc đấu tranh trong INVEPAL để kiểm soát các cổ phiếu đó. Nếu công nhân của mỗi ngành hoặc doanh nghiệp được phép giữ lợi nhuận từ sản xuất, lợi nhuận sẽ không được phân phối lại về mặt xã hội mà vẫn là tư nhân - về cơ bản là chủ nghĩa tư bản và sẽ không dẫn đến sự phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Sau đó là CNV, nơi chúng tôi cũng có một mức ảnh hưởng nhất định. CNV đã được quốc hữu hóa vào tháng 5 và đổi tên thành INVEVAL. Ở đây, những khó khăn không phải đến từ hợp tác xã của công nhân mà là từ nhà nước. Chà, phải nói rằng chủ cũ đã đưa ra một yêu cầu được bồi thường cho việc chiếm đoạt, nhưng vấn đề thực sự là khi Chavez quốc hữu hóa, người ta phải nói rõ rằng các công nhân phải có đa số đại diện trong hội đồng quản trị và cơ quan ra quyết định cao nhất phải là Hội đồng công nhân. Tuy nhiên, khi các đại diện của Bộ Kinh tế Nhân dân đọc các quy định đề xuất của công ty cho công nhân, không có đề cập đến sự tham gia của các công nhân. Cuộc họp tập trung của công nhân đã từ chối đề xuất này và bắt đầu huy động xung quanh nhu cầu kiểm soát của công nhân. Bây giờ họ đã liên kết với các công nhân ở các công ty khác, nơi có sự kiểm soát của công nhân để truyền bá cuộc đấu tranh vượt ra ngoài INVEVAL. Chúng tôi sẽ trở lại điều này trong một vài phút. (1)
Kinh nghiệm tiên tiến nhất về kiểm soát của công nhân đang diễn ra tại ALCASA, nhà máy nhôm lớn thuộc sở hữu nhà nước. Thật tuyệt vời khi đọc tài liệu về đồng quản lý ở Venezuela. Các cuộc tranh luận và thảo luận về kiểm soát của công nhân và chủ nghĩa xã hội rất tiến bộ, theo nhiều cách tiến bộ hơn ở Nga năm 1917, và trong khi không được dẫn dắt bởi một đảng như Đảng Bôn-sê-vích!

Các công nhân tại ALCASA hoàn toàn nhận thức rõ về ý nghĩa của đồng quản lý. Edgar Caldera, một trong những lãnh đạo công đoàn đã viết như sau:

“Nếu có một điều gì đó mà công nhân phải hiểu rõ ràng, đó là sự đồng quản lý của chúng ta không thể trở thành vũ khí để làm sâu sắc hơn phương thức sản xuất tư bản bóc lột. Chúng ta không thể lặp lại câu chuyện buồn của châu u, nơi hệ thống đồng quản lý đã được sử dụng để ngăn chặn quyền của người lao động và quyền chiếm đoạt của họ.

Đồng quản lý mà chúng tôi đã bắt đầu áp dụng trong ALCASA không liên quan gì đến việc này. Đó là về một sự giải phóng thực sự cho giai cấp chúng ta, dựa trên các nguyên tắc cách mạng của Marx, Rosa Luxemburg, Gramsci, Trotsky, và những người khác. Đó là về việc tạo ra một mô hình đồng quản lý với mục đích chuyển đổi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, dựa trên sự bóc lột của con người, thành một phương thức của quan hệ xã hội dựa trên các nguyên tắc hợp tác, đoàn kết, công bằng, bình đẳng , đồng trách nhiệm và phúc lợi chung cho công nhân và dân chúng nói chung.” ((ALCASA: Đồng quản lý, kiểm soát và sản xuất của công nhân)


Trong một bài viết khác, ông viết:

“Công nhân của ALCASA đang thúc đẩy sự kiểm soát của công nhân và kiểm soát cộng đồng, dựa trên Tổng hội là cơ quan quyền lực tối cao, người đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc quyền lực cũ và trao toàn bộ quyền lực cho công nhân và cộng đồng.
Trong ALCASA, các công nhân bầu ra các nhà quản lý, những người được trả cùng mức lương và chịu quyền thu hồi ngay lập tức. Các quyết định quan trọng nhất được đưa ra bởi Đại hội đồng Công nhân. Các nhà quản lý cũng cho biết họ sẽ không khóa mình trong văn phòng, họ sẽ tiếp tục làm việc.” (ALCASA: Đồng quản lý tư sản hay đồng quản lý tư nhân)

Trino Silva, một trong những nhà lãnh đạo của công nhân đã nói như sau trong một cuộc phỏng vấn:

“Các công nhân nên chọn chủ tịch của ALCASA. Nhưng Hội đồng quản trị không nên chỉ bao gồm các công nhân. Chúng tôi đang nghĩ về một hội đồng 14 người: bảy chính và bảy người thay thế. Trong bảy thành viên chính, bốn người nên là công nhân ALCASA, hai người nên là đại diện chính phủ (để họ có thể giám sát những gì chúng tôi đang làm với doanh nghiệp) và một người khác nên là đại diện của cộng đồng có tổ chức.”

Ông nói thêm:

“ALCASA không chỉ thuộc về công nhân ALCASA, không với công nhân Trina Silva và ALCASA, mà thuộc về tất cả mọi người. Do đó, công chúng có quyền đại diện trong Hội đồng quản trị; Đầu tiên là về tính minh bạch và thứ hai là đảm bảo ALCASA mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.” (Công nhân nhôm ở Venezuela chọn người quản lý và tăng sản lượng, phỏng vấn bởi M. Harnecker)

Kinh nghiệm tại ALCASA và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đã đưa họ đến những ý tưởng tuyệt vời khác, thể hiện sức mạnh kiểm soát của người lao động để thay đổi xã hội. Năm ngoái ALCASA đã chi 24 tỷ bolivar cho việc chăm sóc sức khỏe tại các phòng khám cho công nhân. Liên minh tin rằng họ sở hữu một số đất gần nhà máy và họ có thể giao đất này cho nhà nước để xây dựng một phòng khám công cộng cho công nhân ALCASA và các cộng đồng xung quanh. ALCASA và một số doanh nghiệp trong khu vực cũng sẽ xuất tiền và xây dựng một nhà bếp công nghiệp cho công nhân và cộng đồng. Có khoảng 200 đầu bếp trong khu vực, họ có thể tổ chức và cung cấp công việc. Họ cũng muốn phá vỡ sự độc quyền vận chuyển trong khu vực. Họ muốn giúp tài trợ và tạo ra một hệ thống giao thông công cộng tốt hơn, thoải mái hơn và giá cả phải chăng hơn. Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự kiểm soát của công nhân, nền dân chủ của công nhân, có thể thay thế thị trường như một cơ quan điều tiết nền kinh tế. Người lao động có thể thấy rõ những gì cần phải làm, những gì cần được cải thiện và có thể yêu cầu đầu tư được thực hiện trong các lĩnh vực này. Nếu kinh nghiệm này được lặp lại ở quy mô quốc gia và sự giàu có xã hội dành cho tất cả mọi người thông qua nền kinh tế kế hoạch dân chủ, thì dễ dàng nhận thấy Venezuela có thể phát triển nhanh như thế nào.
Tuy nhiên, có một số nguy hiểm mà ALCASA phải đối mặt. ALCASA trên thực tế là một doanh nghiệp thua lỗ. Các nhà cải cách và các quan chức có thể sử dụng sự sáng tạo của công nhân để biến nó thành một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, và sau đó cố gắng để loại bỏ sự kiểm soát của công nhân. Hoặc, nếu ALCASA tiếp tục thua lỗ, các nhà cải cách có thể cố gắng lập luận rằng sự kiểm soát của công nhân không thành công và nó nên bị từ bỏ như một phần của cuộc tấn công chung vào giai cấp công nhân và bất kỳ yếu tố kiểm soát hoặc quản lý nào của công nhân đối với nền kinh tế.

Tôi hy vọng tất cả mọi người ở đây đã có cơ hội để xem bài viết của Jorge Martin đã xuất hiện khoảng một tuần rưỡi trước về việc chiếm đoạt các nhà máy không hoạt động. Tổng số công ty không hoạt động đang bị điều tra ở Venezuela là 1149. Đây là một biện pháp được thiết lập để bảo vệ công việc, phá vỡ sự phá hoại của các ông chủ và phá vỡ sự phụ thuộc của Venezuela vào nhập khẩu. Nếu nhà nước điều hành các doanh nghiệp này dưới sự kiểm soát của công nhân, họ sẽ cần cung cấp cho các công ty này nguồn tài nguyên thô. Các công ty này sau đó sẽ lần lượt phải bán thành phẩm của họ. Điều này sẽ dẫn đến sự khởi đầu của một nền kinh tế kế hoạch và cuối cùng có thể buộc Chavez phải xem xét tới việc tước đoạt tư sản. Nhu cầu này nhiều khả năng sẽ đến từ chính giai cấp công nhân. Các công nhân sẽ bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao quốc hữu hóa giới hạn trong các nhà máy bị phá sản hoặc ngừng hoạt động? Tại sao nhà nước phải luôn quốc hữu hóa các khoản lỗ và tư nhân hóa lợi nhuận? Để những thứ trước đây không hoạt động, sớm quốc hữu hóa là điều khả thi, chúng phải là một phần của kế hoạch sản xuất chung. Điều đó sẽ không thể thực hiện được khi mà các phần chính của nền kinh tế, như ngân hàng và tín dụng, vẫn nằm trong tay tư nhân. Các công ty bị quốc hữu hóa này sẽ phải tồn tại dưới sự thương xót của chủ nghĩa tư bản, sẽ đối mặt với sự phá hoại và việc từ chối bán sản phẩm. Điều này sẽ buộc Chavez và chính phủ xuống đường chiếm đoạt. vẫn nằm trong tay tư nhân. Các công ty bị quốc hữu hóa này sẽ phải chịu sự thương xót của chủ nghĩa tư bản, sẽ đối mặt với sự phá hoại và sẽ phải đối mặt với việc từ chối bán sản phẩm. Điều này sẽ buộc Chavez và chính phủ xuống đường chiếm đoạt. vẫn nằm trong tay tư nhân. Các công ty bị quốc hữu hóa này sẽ phải chịu sự thương xót của chủ nghĩa tư bản, sẽ đối mặt với sự phá hoại và sẽ phải đối mặt với việc từ chối bán sản phẩm. Điều này sẽ buộc Chavez và chính phủ từ bỏ con đường chiếm đoạt.

Bài báo của Jorge Martin cũng giải thích rằng đối với bất kỳ giới chủ nào muốn giữ cho công ty của họ mở, nhà nước sẽ giúp đỡ họ với tín dụng lãi suất thấp, nhưng chỉ với điều kiện là “giới chủ cho phép người lao động tham gia quản lý, định hướng và lợi nhuận của công ty".

Trong điều kiện bình thường, đây sẽ là một mẹo thông minh để giải giáp giai cấp công nhân. Tuy nhiên, ở Venezuela ngày nay, điều này sẽ chỉ phục vụ để gia tăng niềm tin của người lao động và tăng cường đấu tranh giai cấp trong các nhà máy này.

Bây giờ, điểm cuối cùng tôi muốn nói về Venezuela là cuộc họp quốc gia về công nhân liên quan đến kinh nghiệm kiểm soát công nhân được tổ chức vào ngày 16-18 / 6. Nó bao gồm các công nhân từ INVEVAL, ALCASA, PDVSA và một số công ty khác. Một số quyết định được đưa ra là:

- Xây dựng Mặt trận Quốc gia để bảo vệ Đồng quản lý Cách mạng, sự phát triển Xã hội Chủ nghĩa Nội sinh...ở cấp địa phương và tiểu bang.
- Xác định đồng quản lý của chúng ta như một phong trào mà sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tư bản chủ nghĩa và hướng tới sự kiểm soát của công nhân, quyền lực cho các hội đồng của công dân và việc xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Mặt trận Quốc gia đề xuất đồng quản lý với lao động, xã hội và quân sự.

Các đề xuất cho đồng quản lý cách mạng cần tính đến rằng: Các công ty phải là tài sản của Nhà nước, không phân phối cổ phần cho công nhân, và bất kỳ lợi nhuận nào sẽ được phân phối theo nhu cầu của xã hội thông qua các hội đồng kế hoạch xã hội chủ nghĩa. Các hội đồng kế hoạch xã hội chủ nghĩa phải được hiểu là các cơ quan thực thi các quyết định của công dân trong các hội đồng.

Đấu tranh, thúc đẩy và hệ thống hóa giáo dục xã hội và chính trị và tư tưởng xã hội chủ nghĩa nhằm làm sâu sắc thêm cuộc Cách mạng Bolivar bằng cách thành lập các trung tâm địa phương, trung tâm nhà nước và khu vực với quan điểm xây dựng một mạng lưới quốc gia về cách mạng giáo dục chính trị - xã hội.
Xây dựng tình đoàn kết và truyền bá cuộc cách mạng trên khắp châu Mỹ Latinh và thế giới.

Thừa nhận những kẻ bị ruồng bổ, bị áp bức và bóc lột như các đồng minh giai cấp trong cuộc đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21.

Khá là rõ ràng từ các nghị quyết cho thấy đồng quản lý ở Venezuela trên thực tế được coi là một bước tiến tới việc xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa. Cuộc họp quốc gia của công nhân về kinh nghiệm sự kiểm soát của công nhân rõ ràng là một bước tiến lớn theo đúng hướng. Nó kết hợp các nhóm công nhân khác nhau lại với nhau và đưa họ dưới một biểu ngữ, nó đang hình thành phong trào, và hình thành ý thức hệ của công nhân, đang tiến bước vững chắc theo hướng xã hội chủ nghĩa. Các công nhân, thông qua kinh nghiệm của chính họ, đã rút ra kết luận rằng sự kiểm soát của công nhân là một công cụ mạnh mẽ trong tay của giai cấp công nhân. Cuộc đấu tranh cho sự kiểm soát của người lao động trực tiếp thách thức quyền tư hữu đối với tư liệu sản xuất, và là cuộc đấu tranh để tạo ra xã hội mới bên trong cái cũ. Sự chuyển đổi xã hội chủ nghĩa của xã hội phụ thuộc vào sự chuyển đổi của phương thức sản xuất, và kiểm soát và quản lý công nhân là phương pháp mang tính cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển đổi này và tấn công vào trung tâm của chủ nghĩa tư bản - trong mỗi nhà máy và công xưởng. Đây là lý do tại sao cuộc cách mạng ở Venezuela đang đi theo hướng xã hội chủ nghĩa - hình thức đấu tranh mà giai cấp công nhân chấp nhận để bảo vệ cách mạng, công việc và sinh kế của họ, lợi ích của họ, diễn ra trong mỗi nhà máy để chống lại kẻ thù, chủ nghĩa tư bản và các ông chủ, không chỉ dưới hình thức đình công và biểu tình mà còn là sự kiểm soát và quản lý của công nhân. Các mục tiêu xã hội chủ nghĩa của phong trào cách mạng được sinh ra từ cuộc đấu tranh này, và quản lý của công nhân sẽ đặt nền móng của xã hội mới.

Phong trào kiểm soát công nhân đang đưa giai cấp công nhân đi đến một kết luận: rằng cuộc cách mạng Bolivar phải phá vỡ chủ nghĩa tư bản. Chính những người lao động nhận thấy rằng để đạt được mục tiêu của mình, Cách mạng phải phá vỡ, một cách triệt để, chủ nghĩa tư bản. Để giải quyết các vấn đề như thất nghiệp, nhà ở, giáo dục và sản xuất lương thực, cần phải chuẩn bị và nên kế hoạch cho nền kinh tế dựa trên nhu cầu của đa số, chứ không phải lợi nhuận của thiểu số. Tuy nhiên, bạn không thể lập kế hoạch cho những gì bạn không kiểm soát và bạn không thể kiểm soát những gì bạn không sở hữu. Chừng nào những đòn bẩy quan trọng nhất của quyền lực kinh tế vẫn nằm trong tay các ông chủ, họ sẽ có thể tổ chức phá hoại, và thậm chí có thể lật đổ cuộc cách mạng.

Việc kiểm soát một, hoặc một số nhà máy, như ở Tây Ban Nha 1936, hoặc ở Chile vào đầu những năm 1970, hoặc như ở Venezuela ngày nay không có nghĩa là sự kết thúc của chủ nghĩa tư bản. Không thể tránh khỏi, trong khi các nhà tư bản vẫn kiểm soát trên tổng thể thì sự kiểm soát của người lao động trong nền kinh tế không thể duy trì được. Kiểm soát của công nhân là một bước tiến lớn. Nó mang lại cho người lao động kinh nghiệm vô giá trong quản trị, là điều cần thiết trong nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, một lần nữa, chừng nào là các yếu tố chính của nền kinh tế vẫn nằm trong tay tư nhân, chừng nào không có nền kinh tế kế hoạch được quốc hữu hóa thực sự, kinh nghiệm kiểm soát của người lao động vẫn chỉ là cục bộ, không thể tới cùng.

Một lần nữa, trong khi kiểm soát của công nhân phát triển từ bên dưới, từ bên trong các nhà máy mà ra, quản lý của công nhân phát triển từ trên cao và chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh của nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa, với sự độc quyền nhà nước. Nó có nghĩa là sự quản lý của công nhân trong kế hoạch tổng thể của nền kinh tế, không chỉ là nhà máy của chính họ hay nền kinh tế địa phương, đưa ra quyết định đầu tư chung 'và kế hoạch tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu của mọi người dân. Những người xã hội chủ nghĩa không phải là những người theo chủ nghĩa công đoàn, những người tin rằng việc kiểm soát các nhà máy hoặc ngành công nghiệp riêng lẻ của công nhân trong đó có thể đảm bảo sự điều hành công nghiệp hài hòa mà không cần sự quản lý nền kinh tế của toàn thể công nhân.

Điều này có nghĩa là quyền sở hữu công nghiệp không thể nằm trong tay các nhà tư bản. Chỉ có quyền sở hữu công cộng của các độc quyền lớn mới đảm bảo sự quản lý của công nhân và quyền kiểm soát của công nhân trong các nhà máy riêng lẻ.

Các hội đồng công nhân này phải có sự tham gia của tất cả các bộ phận của giai cấp công nhân, bao gồm người thuê nhà, người nội trợ, sinh viên và người hưu trí cũng như các tổ chức công đoàn công nghiệp của người lao động. Bầu cử đại biểu thường xuyên, có thể bị thu hồi ngay lập tức và các quan chức gắn liền với mức lương trung bình của một công nhân lành nghề sẽ bảo vệ người lao động khỏi sự phát triển của một bộ máy quan liêu nhằm chiếm đoạt quyền lực.

Cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát của người lao động phải tiến lên, phải được mở rộng và phải gắn liền với nhu cầu chuyển đổi xã hội xã hội chủ nghĩa. Các công nhân ở Venezuela đang làm điều này. Quốc hữu hóa phải được mở rộng cho các ngân hàng, lĩnh vực viễn thông, trung tâm sản xuất đất và thực phẩm, và cho ngành sản xuất và công nghiệp nặng. Sức mạnh kinh tế của đầu sỏ và đế quốc phải bị phá vỡ. Giai cấp công nhân Venezuela đang trải qua một sự thay đổi lớn và nhận thức được sức mạnh và mục tiêu của mình. Đây là hy vọng cho Cách mạng Bolivar. Việc mở rộng thành công quyền kiểm soát của công nhân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Venezuela sẽ lan rộng ra toàn bộ lục địa. Nó sẽ mang lại hy vọng và niềm tin cho tầng lớp lao động ở Bolivia, Argentina, Brazil, Mexico và Cuba.

Tôi sẽ kết thúc ở đây bằng những lời của Hugo Chavez: “Cuộc cách mạng là một quá trình mà những ý tưởng và mô hình mới được sinh ra, trong khi những ý tưởng cũ chết đi, và trong Cách mạng Bolivar, chủ nghĩa tư bản sẽ bị loại bỏ!”

Join us

If you want more information about joining the IMT, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.