CHỦ NGHĨA MARX VS CHÍNH TRỊ BẢN SẮC (PHẦN II)

Những người cách mạng xã hội chủ nghĩa đã quá quen với những cuộc tấn công dữ dội chống lại chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản - không chỉ từ những người bảo vệ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, mà cả những nhà cải cách (cả cánh hữu và cánh tả), cùng những người được gọi là giới trí thức tiểu tư sản cấp tiến, một vài trong số đó muốn chiến đấu chống lại chủ nghĩa tư bản, mà không có chút ý tưởng nào về cách làm sao để làm điều đó.


[Source]

Chúng tôi rất chú trọng tới công tác với sinh viên và thanh niên, và điều này đã mang lại những kết quả rất quan trọng, không chỉ ở Anh mà còn ở nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ và Canada. Chúng ta phải tiếp tục với định hướng này trong tương lai gần, nhưng chúng ta cũng phải xem xét cẩn thận về cách thức thực hiện.

Đúng là công tác giữa các sinh viên mang tới tiềm năng to lớn cho chúng ta. Nhưng đi cùng với nó là những rủi ro và nguy cơ. Chúng ta phải luôn luôn để mắt đến những nguy cơ này để tránh phải những hậu quả nghiêm trọng. Cần phải nhớ rằng các trường đại học là một môi trường khác biệt, với nhiều người đến từ tầng lớp xa lạ và chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng tư sản và tiểu tư sản.

Có một sự áp đảo của yếu tố tư sản và tiểu tư sản trong môi trường sinh viên, điều này cũng ảnh hưởng đến những sinh viên có nguồn gốc từ giai cấp công nhân. Trong nhiều trường hợp, họ chỉ mải lo leo lên những nấc thang địa vị xã hội cao hơn, che giấu xuất thân và tránh xa càng nhanh càng tốt giai cấp mà họ đã từng thuộc về, để trở thành những bác sĩ, luật sư và chính trị gia danh giá. Điều này có thể không phải luôn là như vậy, nhưng nhìn chung lại khá thường xuyên.

Các trường đại học là một mắt xích trong việc truyền bá tư tưởng tư sản phản động vào trong xã hội. Chúng thực sự là cái nhà chứa, nơi giai cấp tư sản phát triển một ngàn lẻ một những ý tưởng kỳ lạ và tuyệt vời nhằm gây nhầm lẫn và lừa gạt giới trẻ, lèo lái họ ra khỏi con đường cách mạng. Các trường đại học không phải là “những ngôi đền của học thuật” mà là những nhà máy sản xuất hàng loạt những kẻ bảo vệ ý thức hệ cho chủ nghĩa tư bản.

Trong kỷ nguyên suy đồi của chủ nghĩa tư bản, các trường đại học đã trở thành một đầm lầy độc hại, trong đó những ý tưởng phản động được dịp nở rộ và chẳng mấy ai có đủ can đảm đối phó với chúng.

Do đó nhiệm vụ đầu tiên của những sinh viên Marxist là đấu tranh với những ý tưởng này - không chỉ là những ý tưởng phản động công khai của giới hàn lâm tư sản mà còn là vô số những quan điểm mơ hồ của những phần tử tiểu tư sản “tiến bộ” hoặc “cấp tiến”, những kẻ ngoài mặt thì chống lại hệ thống, nhưng trong thực tế lại tự giam hãm bản thân mình trong sự tức giận đầy bất lực trước mặt này hay mặt kia của triệu chứng.

Một vũ khí tư tưởng của phe phản động

Không phải ngẫu nhiên mà những người đề xuất những ý tưởng này đã đạt trở nên nổi bật trong các trường
đại học vào cuối những thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước. Khi cuộc đấu tranh giai cấp thoái trào, một chiến dịch rộng rãi nhằm chống chủ nghĩa Marx đã được phát động tại các trường đại học. Những cá nhân đã tham gia vào các phong trào cách mạng trong thập niên 70 và đầu thập niên 80 đã được đưa vào các trường đại học và được sắp xếp cho các công việc thoải mái cho mục đích tấn công chủ nghĩa Marx. Một phần của cuộc tấn công là thô thiển, công khai ủng hộ tư bản chủ nghĩa, nhưng phần còn lại thì được che đậy và xảo quyệt hơn. Sự giao thoa và chính trị bản sắc đã cho phép những người trí thức “cánh tả” này một cách thuận tiện để chối bỏ cuộc đấu tranh giai cấp và từ bỏ chủ nghĩa xã hội, trong khi bề ngoài vẫn là kẻ phụng sự cho những “mục tiêu tiến bộ”.

Cũng không phải ngẫu nhiên khi những ý tưởng này đang được giai cấp thống trị thúc đẩy trong toàn bộ hệ thống giáo dục ngày nay. Ví dụ,Học thuyết Queer có thể bắt nguồn từ làn sóng của chủ nghĩa hậu hiện đại cùng những ý tưởng duy tâm và chủ quan khác được phát triển nhằm chống lại chủ nghĩa Marx trong những thập kỷ gần đây. Một báo cáo CIA được giải mật gần đây từ năm 1985 có tên là “Nước Pháp: Sự đào tẩu của trí thức cánh tả” cho thấy niềm vui của cơ quan tình báo trước việc giới hàn lâm ngả sang cánh hữu:

“Thất bại trong chính sách của Mitterrand và liên minh ngắn ngủi với Cộng sản có thể đã đẩy nhanh sự bất mãn với chính phủ của ông, nhưng những trí thức cánh tả đã tự xa rời chủ nghĩa xã hội - cả về đảng và hệ tư tưởng - ít nhất là từ đầu những năm 1970. Được lãnh đạo bởi một nhóm những kẻ nổi loạn trẻ tuổi trong hàng ngũ Cộng sản, những người tự coi mình là những triết gia mới, nhiều trí thức tân tả đã từ chối chủ nghĩa Marx và bày tỏ một mối ác cảm sâu sắc đối với Liên Xô. Trong thực tế, chống chủ nghĩa Xô viết đã trở thành nền tảng cho tính chính danh trong các nhóm cánh tả, làm suy yếu truyền thống chống Mỹ của các trí thức cánh tả và cho phép văn hóa Mỹ - và thậm chí cả các chính sách kinh tế và chính trị - đạt được sự phổ biến mới” ( nhấn mạnh của chúng tôi)

Báo cáo tiếp tục:

“Sự phá sản của ý thức hệ Marxist. Sự bất mãn với chủ nghĩa Marx như là một hệ thống triết học - một phần của sự rút lui rộng lớn khỏi hệ tư tưởng của những trí thức thuộc đủ màu sắc chính trị - là nguồn gốc của sự vỡ mộng đặc biệt mạnh mẽ và phổ biến trong giới trí thức với truyền thống cánh tả. Raymond Aaron đã phải mất nhiều năm làm việc để làm mất uy tín của người bạn cùng phòng đại học cũ là Sartre và thông qua anh ta, là tòa nhà trí tuệ của chủ nghĩa Marx ở Pháp. Tuy nhiên, người làm suy yếu hơn chủ nghĩa Marx lại là những trí thức từng là những tín đồ chân chính đã áp dụng lý thuyết Marxist vào nghiên cứu xã hội nhưng cuối cùng hồi tâm chuyển ý và bác bỏ hoàn toàn truyền thống.
“Trong số các nhà sử học Pháp sau chiến tranh, sự ảnh hưởng của trường phái tư tưởng liên kết với Marc Bloch, Lucien Febvre và Fernand Braudel đã áp đảo các nhà sử học Marxist truyền thống. Trường phái Annales, được biết đến bởi tạp chí chính của nó, đã đảo lộn toàn bộ sử học nước Pháp đầu những thập niên 50 và 60, chủ yếu bằng cách thách thức và sau đó bác bỏ lý thuyết Marxist về tiến trình lịch sử đã thống trị cho tới lúc đó. Mặc dù nhiều trong số những nhân vật tiêu biểu xác nhận rằng họ 'theo truyền thống của chủ nghĩa Marx', nhưng họ thực sự chỉ sử dụng chủ nghĩa Marx như một điểm xuất phát quan trọng để cố gắng khám phá các mô hình thực tế của lịch sử xã hội. Phần lớn trong số họ đã kết luận rằng quan điểm của chủ nghĩa Marx về cấu trúc quá khứ - của các mối quan hệ xã hội, những mô hình sự kiện và ảnh hưởng của chúng trong dài hạn - là sơ sài và khuyết tật. Trong lĩnh vực nhân chủng học, sự ảnh hưởng của trường phái cấu trúc với Claude Levi-Strauss, Foucault và những người khác đã hoàn thành một sứ mệnh tương tự. Mặc dù cả 2 trường phái cấu trúc luận và Annales đã rơi vào thời kỳ khó khăn” ( các nhà phê bình cáo buộc là chúng quá khó để những người không chuyên tiếp cận), nhưng chúng tôi tin rằng vai trò quan trọng của họ trong việc phá hoại tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx trong các ngành khoa học xã hội thực sự là một đóng góp sâu sắc cho giới học thuật hiện đại cả ở Pháp cũng như những nơi khác ở Tây u.” ( nhấn mạnh của chúng tôi)

Tương tự như vậy, CIA cũng liên quan tới việc lén lút hỗ trợ một số ấn phẩm cánh tả “chống toàn trị”, như Partisan Review , Der Monat (xuất bản các bài báo của Adorno, Arendt và một số những người khác), Mundo Nuevo ... Chủ đề chung chạy trên các tạp chí này là một sự bảo vệ của “trí thức” đối lập với cuộc đấu tranh giai cấp.

Chính bàn tay của những trí thức này mà đã nhào nặn nên những tư tưởng tư sản và tiểu tư sản vẫn còn thống trị ở các trường đại học cho tới ngày nay. Foucault được xem là cha đẻ của Lý thuyết Queer. Khi cuộc đấu tranh giai cấp thoái trào và hàng loạt sự phản bội từ các nhà lãnh đạo, những quý ông, quý bà này kết luận rằng sai sót trong thực tế là ở cuộc đấu tranh giai cấp và giai cấp công nhân chứ không phải là lãnh đạo. Họ chỉ đơn thuần điều chỉnh “triết lý” của mình cho phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản và bộ máy quan liêu lao động. Trong mắt họ, cuộc đấu tranh giai cấp đã tan rã thành một chuỗi vô tận những cuộc đấu tranh nhỏ của những cá nhân mà không có đặc điểm chung.

Trong chừng hợp họ phải thừa nhận cuộc đấu tranh giai cấp họ chê bai sự “lạc hậu” của giai cấp công nhân và kêu gọi một sự thay đổi trong cách “diễn giải” thay vì yêu cầu một sự lãnh đạo táo bạo từ những người lãnh đạo hèn nhát đang dẫn đầu phong trào. Như chúng ta thấy từ báo cáo của CIA, giai cấp thống trị, không cảm thấy bị đe dọa bởi bất kỳ ý tưởng “cấp tiến” thịnh hành nào, ngược lại hoan nghênh hết lòng như thể chúng là những công cụ rất giá trị trong cuộc đấu tranh tư tưởng chống lại chủ nghĩa Marx.

“Giao thoa” và “chính trị bản sắc”

Một trong những biến thể gần đây nhất của chính trị bản sắc quét qua giai cấp tiểu tư sản cấp tiến là khái niệm về giao thoa. Đây không chỉ là một sự lệch lạc nho nhỏ hay sự nhầm lẫn của những thanh niên có thiện chí, mà là một hệ tư tưởng hoàn toàn thụt lùi, phản động và chống cách mạng, thứ mà chúng ta phải chiến đấu bằng tất cả nỗ lực.

Giai cấp thống trị luôn nỗ lực để gieo rắc sự chia rẽ trong giai cấp công nhân, chiến thuật lâu đời chia để trị. Họ sẵn sàng sử dụng bất kỳ phương tiện nào để khiến cho một bộ phận công nhân này chống lại một bộ phận khác: Phân biệt chủng tộc, câu hỏi quốc gia, ngôn ngữ, giới tính hoặc tôn giáo - những thứ này đều đã được sử dụng và vẫn đang tiếp tục cho tới nay để chia rẽ giai cấp công nhân và khiến họ xa rời cuộc đấu tranh giai cấp, giữa người giàu và kẻ nghèo, người bị bóc lột và kẻ bị bóc lột.

Thực tế này đã được biết đến và hiểu rõ bởi hầu hết cánh tả. Nhưng trong cuộc chiến chống lại phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và các hình thức áp bức khác tồn tại trong xã hội, vẫn có thể có sự chệch hướng, sự từ bỏ quan điểm giai cấp và trở thành quân cờ trong tay giai cấp thống trị bằng cách đặt những khác biệt giữa chúng ta lên trên tất cả, bỏ qua nguồn gốc của sự áp bức trong xã hội có giai cấp, thúc đẩy lợi ích riêng của một nhóm nhỏ dẫn tới bất lợi cho sự thống nhất trong cuộc đấu tranh giai cấp.

Hầu hết những người tập trung vào các hình thức áp bức đặc biệt có xu hướng phớt lờ hoặc hạ thấp nền tảng thực sự của áp bức, đó là chính xã hội có giai cấp. Họ phản đối bất kỳ nỗ lực nào để đoàn kết giai cấp công nhân trong một cuộc đấu tranh cách mạng chống lại Tư bản, khăng khăng rằng chúng ta phải tập trung chỉ vào vấn đề này hay vấn đề khác. Kết quả cuối cùng là sự tiêu cực.

Có sự gia tăng những trường hợp mà các nhà chức trách đại học và các đoàn thể sinh viên, ẩn đằng sau “ nền chính trị đúng đắn”, chính trị bản sắc và mong muốn tránh làm tổn thương sự nhạy cảm của một vài người, để thực hiện một chính sách phân biệt đối xử và kiểm duyệt trắng trợn, cấm đoán mọi người phát biểu - không chỉ về phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa phát xít, mà còn một mức độ ngày càng tăng, về cánh tả.

Ví dụ sau đây từ Canada là đủ để vạch trần những hoạt động phản cách mạng của các nhóm này. Sau cuộc bầu cử ở Mỹ, một nhóm thanh niên tự phát ở Toronto đã cố gắng tổ chức một cuộc biểu tình chống Trump thông qua Facebook. Những thanh niên này ngay lập tức chịu một làn sóng lăng mạ từ đám đông “chính trị bản sắc”, những người đã vu cho họ những điều xấu xa nhất như không có tiếng nói của người da đen trên nền tảng của họ, v.v. Kết quả là, những người trẻ này, cảm thấy bị đe dọa, bị mất tinh thần và buộc phải dừng phong trào. Đây không phải là một trường hợp riêng lẻ mà rất điển hình cho các chiến thuật phản động của xu hướng này.

Đã đến lúc chỉ mặt vạch tên chúng, nghĩa là, nói rõ ràng rằng chính trị bản sắc và tất cả những điều vô nghĩa liên quan mới nổi trong những năm gần đây đại diện cho một xu hướng rõ ràng là phản động và phải được toàn lực đấu tranh.

Câu hỏi quốc gia, dân tộc

Có thể rút ra một sự tương đồng nhất định giữa cái gọi là chính trị bản sắc và câu hỏi dân tộc. Tất nhiên, mọi sự tương đồng đều có giới hạn của nó. Nhưng trong trường hợp này, sự tương đồng rất nổi bật và có thể nói một cách ngắn gọn: Chủ nghĩa Marx phản đối và đấu tranh chống lại bất kỳ hình thức áp bức hoặc phân biệt đối xử nào, cho dù đó là trên cơ sở quốc gia, giới tính, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo hay bất cứ điều gì khác. Và chỉ thế là đủ.

Những người Marxít sẽ bảo vệ các quốc gia bị áp bức chống lại các đế quốc hùng mạnh và kẻ cướp. Chúng tôi chống lại sự áp bức dưới mọi hình thức và đó là điểm khởi đầu của chúng tôi. Nhưng những tiền đề cơ bản này không phải là sự kết thúc của việc đặt câu hỏi về thái độ của chủ nghĩa Marx trước câu hỏi quốc gia, dân tộc. Sau A, B và C vẫn còn rất nhiều chữ cái trong bảng chữ cái.

Như Marx đã lý giải câu hỏi lao động mới luôn là câu hỏi quan trọng nhất và là thứ mà câu hỏi quốc gia, dân tộc luôn phụ thuộc vào. Quyền tự quyết của các quốc gia, dân tộc không phải là quyền bất khả xâm phạm với thời gian và không gian. Nó luôn phụ thuộc vào lợi ích của cuộc cách mạng vô sản quốc tế nói chung. Lenin cũng thường xuyên nhấn mạnh cùng một điểm này. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trước chủ nghĩa tư bản đòi hỏi sự đoàn kết toàn diện và sự thống nhất tuyệt đối của công nhân thuộc mọi quốc gia, dân tộc.

Trong khi đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của sự áp bức dân tộc hoặc phân biệt đối xử cũng cần phải chống lại những nỗ lực của những người theo chủ nghĩa dân tộc tư sản và tiểu tư sản để buộc công nhân phải phụ thuộc vào quan điểm và chính sách cụ thể của họ. Trong “Quyền tự quyết dân tộc” mà Lenin viết vào năm 1914 như sau:

“Không có gì khác biệt giữa những người công nhân làm thuê cho dù anh ta bị bóc lột bởi tư sản Nga hay là tư sản không phải là người Nga, hay bởi tư sản Ba Lan chứ không phải là tư sản Do Thái, v.v. Công nhân làm thuê phải hiểu rằng lợi ích giai cấp của anh ta tách biệt hoàn toàn với các đặc quyền nhà nước của các nhà tư bản Đại Nga và cả những lời hứa của các nhà tư bản Ba Lan hoặc Ukraine về việc thiết lập một thiên đường trên trần thế một khi họ giành được các đặc quyền nhà nước. Chủ nghĩa tư bản đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển, cho dù, ở một quốc gia đa sắc tộc hay trong một quốc gia riêng biệt.”

Ai cũng biết rằng Lenin luôn ủng hộ nhu cầu về quyền tự quyết của các quốc gia, dân tộc, thậm chí cả sự ly khai. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề. Lenin cũng bảo vệ sự thống nhất của giai cấp công nhân và các tổ chức của nó, ông kiên quyết phản đối bất kỳ đề xuất nào về việc thành lập các tổ chức của công nhân dựa trên lằn ranh quốc gia, dân tộc ( chắc chắn lằn ranh “chính trị bản sắc” cũng vậy!)

Trong các bài viết của mình về câu hỏi quốc gia, dân tộc cùng với sự kiên định về quyền tự quyết của các quốc gia, dân tộc, bao gồm cả sự ly khai, Lenin cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc vạch ra ranh giới rõ ràng giữa những người Marxist với các nhà dân tộc và dân chủ tiểu tư sản:

“Thứ hai, ở nước ta, cuộc đấu tranh không thể tránh khỏi để tách rời giai cấp vô sản khỏi tư sản và tiểu tư sản nói chung - một cuộc đấu tranh mà về cơ bản mọi quốc gia đều phải trải qua - đang được tiến hành trong điều kiện thắng lợi toàn diện về lý thuyết của chủ nghĩa Marx ở cả phương Tây và ở nước ta. Do đó, hình thức của cuộc đấu tranh này không ngoài cuộc đấu tranh của chủ nghĩa Marx chống lại tất cả các lý thuyết tiểu tư sản ẩn đằng sau những cụm từ 'gần với chủ nghĩa Marx'.” ( Chương trình quốc gia của RSDLP , 1913)

Chúng ta sẽ luôn bảo vệ quyền của các quốc gia bị áp bức chống lại những kẻ áp bức họ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận sự áp đặt của giai cấp tư sản ở các quốc gia bị áp bức hay để lợi ích của giai cấp công nhân lệ thuộc vào nhu cầu của họ. Ngược lại, đây là nhiệm vụ tiên quyết của toàn thể giai cấp công nhân ở các quốc gia bị áp bức phải tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng chống lại tư sản dân tộc ở chính nước họ, vạch trần các chính sách mị dân của họ và chống lại mọi mưu toan đem giai cấp công nhân ở các quốc gia bị áp bức phụ thuộc vào tư sản “của họ”. .

Trong Quyền tự quyết dân tộc, được viết từ tháng 2 tới tháng 5 năm 1914, ông viết:

“Giai cấp tư sản luôn đặt yêu sách quốc gia lên hàng đầu, và làm như vậy theo kiểu vô điều kiện. Tuy nhiên, đối với giai cấp vô sản thì những yêu sách này phụ thuộc vào lợi ích của cuộc đấu tranh giai cấp.”

Trong nước Nga Sa hoàng người Do Thái đã phải chịu đựng sự áp bức kinh khủng nhất. Công nhân Do Thái bị áp bức gấp đôi - vừa với tư cách một công nhân vừa là người Do Thái. Những người Bolshevik đấu tranh cho quyền lợi đầy đủ của người Do Thái và chiến đấu không khoan nhượng với những kẻ chống Do Thái hèn nhát. Tuy nhiên, Lenin cũng lên án một cách sâu sắc nhất những nỗ lực của Bund Do Thái để yêu sách về một vị thế đặc biệt trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga. Ông khước từ quyền phát ngôn riêng của họ thay mặt cho các công nhân Do Thái. Ông nói rằng chấp nhận những yêu sách như vậy sẽ là đi chệch khỏi đường lối vô sản và đem công nhân phụ thuộc vào chính sách của giai cấp tư sản. Phái Bund đã la ó và công kích Lenin, cho rằng ông thiếu sự thông cảm với các vấn đề của người Do Thái, Lenin chỉ nhún vai trước điều đó. Các nguyên tắc của đoàn kết giai cấp vô sản và tinh thần quốc tế luôn được ưu tiên hơn câu hỏi quốc gia, dân tộc.

Có sự tương đồng giữa thái độ của Lênin đối với sự áp bức dân tộc và của chúng ta trước vấn đề về “chính trị bản sắc” nói chung và nữ quyền nói riêng. Các nhà nữ quyền tư sản và tiểu tư sản, như những người theo chủ nghĩa dân tộc tư sản, đòi hỏi rất cụ thể rằng vấn đề về giới phải được ưu tiên hơn cả, và phụ nữ thuộc tầng lớp lao động phải thừa nhận trước tiên và quan trọng nhất vai trò lãnh đạo phong trào nữ quyền là những nữ trí thức tư sản và tiểu tư sản “tài giỏi”.

Chúng tôi trả lời những đòi hỏi khăng khăng của họ như sau: trong khi chúng tôi sẽ đấu tranh để bảo vệ quyền của phụ nữ, chúng tôi không sẵn sàng đặt mình phụ thuộc vào sự lãnh đạo của phụ nữ tư sản và tiểu tư sản, những người đang theo đuổi lợi ích cá nhân của họ dưới vỏ bọc của cuộc đấu tranh vì sự nghiệp cho “mọi phụ nữ". Quyền lợi của phụ nữ thuộc tầng lớp lao động về cơ bản giống như những người đàn ông thuộc tầng lớp lao động. Tất cả họ đều bị áp bức và bóc lột bởi các ông chủ ngân hàng và nhà tư bản, và sẽ không có gì khác biệt đối với họ cho dù những chủ ngân hàng và nhà tư bản này là đàn ông hay phụ nữ.

Phụ nữ thuộc tầng lớp lao động bị 2 tầng áp bức vì họ vừa là công nhân lại vừa là phụ nữ, do vậy một số vấn đề đặc biệt cần phải đặt ra trong chương trình nghị sự của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không thể đặt niềm tin vào các yếu tố tư sản và tiểu tư sản để đấu tranh cho nhu cầu của nữ công nhân, vì cho tới cùng, lợi ích giữa họ là không tương đồng thậm chí là đối nghịch lẫn nhau.

Trong trường hợp của câu hỏi quốc gia, dân tộc, sự đối kháng giữa công nhân, nông dân với giai cấp tư sản dân tộc thường được biểu hiện dưới hình thức của cuộc nội chiến. Thái độ của những người Bolshevik trong những trường hợp này là gì? Chúng ta hãy lấy một ví dụ cụ thể từ Cách mạng Nga:

Phong trào quốc gia ở Phần Lan tiến bộ hay phản động? Những người Bolshevik trao quyền tự quyết cho tất cả các dân tộc bị áp bức, bao gồm cả Phần Lan và Ba Lan. Nhưng đó chỉ là một nửa câu chuyện. Ở Phần Lan, đã có một cuộc nội chiến giữa những người Bolshevik và Bạch vệ, sau đó là cuộc chiến dưới ngọn cờ độc lập của Phần Lan.

Hoàn toàn không có nghi ngờ rằng nếu những người Bolshevik có một lực lượng quân sự đủ mạnh, họ sẽ can thiệp vào Phần Lan để đè bẹp những người theo chủ nghĩa dân tộc tư sản và hỗ trợ công nhân, và chiến thắng của công nhân Phần Lan sẽ không dẫn tới sự độc lập mà là sự sát nhập của Phần Lan vào nước Cộng hòa Xô viết.
Trotsky từng viết rằng chủ nghĩa dân tộc của những người bị áp bức có thể là “lớp vỏ ngoài của một chủ nghĩa Bolshevik chưa trưởng thành”. Câu nói đó hoàn toàn chính xác nhưng trong một số trường hợp nhất định, không đúng trong mọi trường hợp. Chủ nghĩa dân tộc của các dân tộc bị áp bức có thể là lớp vỏ bên ngoài của chủ nghĩa Bolshevik chưa trưởng thành nhưng cũng có thể là lớp vỏ ngoài của chủ nghĩa phát xít non trẻ. Điều đó còn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Xét trên tương quan lực lượng, quyền tự quyết của Phần lan sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào lợi ích của cuộc cách mạng vô sản quốc tế. Thật không may, hồng quân nước Cộng hòa Xô Viết không đủ mạnh và Cách mạng Phần Lan đã bị Bạch vệ nghiền nát. Trong trường hợp này, sẽ hoàn toàn phản động khi cho rằng chủ nghĩa dân tộc Phần Lan là lớp vỏ ngoài của chủ nghĩa Bolshevik chưa trưởng thành? Và còn nhiều ví dụ tương tự.

Phân biệt chủng tộc và chính trị bản sắc

Nước Mỹ là một quốc gia đa dạng đến khó tin, phần nhiều là do lịch sử lâu dài và tàn khốc của những cuộc chiến tranh, chinh phục và nô lệ. Nước Mỹ tư bản thời tuổi trẻ đầy kiêu hãnh và tự tin rằng mình có thể hấp thụ vô tận những làn sóng người nhập cư, như đã được ghi trên bức Tượng Nữ thần Tự do: “Hãy trao cho tôi nỗi mệt mỏi và sự khốn khó của bạn, những đoàn người lếch thếch khát khao không khí của tự do”. Nhưng giờ đây nó đã trở thành thứ đối lập với chính nó. Sự suy đồi của chủ nghĩa tư bản Mỹ tìm thấy một biểu hiện sinh động qua những chính sách phản động, hẹp hòi và bài ngoại của Donald Trump. Thực chất của chính sách “Nước Mỹ trên hết” chỉ là một nỗ lực để quay trở lại những chính sách cũ của
chủ nghĩa cô lập ở vào thời điểm mà nước Mỹ cố vùng vẫy để thoát khỏi phần còn lại của thế giới, hay cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản thế giới.

Bằng cách đổ lỗi sự thất nghiệp và nghèo đói cho người nhập cư và nước ngoài, chính sách dân túy phản động của Trump là nhằm gây nhầm lẫn giữa những người lao động Hoa Kỳ. Có một sự gia tăng của phân biệt chủng tộc và tâm trạng sợ hãi giữa những người nhập cư và người da màu. Giữa những tầng lớp này, ý tưởng về “chính trị bản sắc” có thể tìm thấy tiếng vang đầy thiện cảm. Điều đó rất dễ hiểu. Nhưng cũng giống như bất cứ điều gì khác, một ý tưởng dù đúng đắn khi tiến tới một thái cực nhất định sẽ biến thành thứ đối nghịch với chính nó.

Nước Mỹ có một lịch sử lâu đời về “bản sắc”, lâu đời hơn bất kỳ “chính trị bản sắc” nào gần đây. Quan niệm về bản sắc trong ý thức đặc trưng như người Mỹ gốc Ailen, người Mỹ gốc Ý, người Mỹ gốc Do Thái, v.v... được sử dụng để thúc đẩy ý tưởng rằng công nhân người Mỹ gốc Ailen nên đồng cảm với những ông chủ người Mỹ gốc Ailen, công nhân người Mỹ gốc Ý với ông chủ người Mỹ gốc Ý, công nhân người Mỹ gốc Do Thái với các ông chủ người Mỹ gốc Do Thái và gần đây hơn, các công nhân da đen và Mỹ Latinh với các ông chủ da đen và Mỹ Latinh. Sự chia rẽ giai cấp công nhân dựa trên nguồn gốc dân tộc của họ là một sự chia rẽ phản động nhằm làm suy yếu toàn thể giai cấp công nhân.

Mặc dù vậy, hoàn toàn dễ hiểu và chính đáng khi một người da đen trẻ tuổi muốn khẳng định và cảm thấy tự hào về bản sắc của mình trước một chế độ phân biệt chủng tộc trong nhiều thế hệ đã đối xử với người da đen một cách khinh miệt, loại bỏ họ ra khỏi lịch sử và văn hóa của chính vùng đất nơi họ đã sinh ra. Có những tình cảm tương tự đang phát triển trong một số nhóm bản địa ở Mỹ Latinh, những người đã mệt mỏi với sự bóc lột và nô dịch hóa, cảm giác tự hào vì là người bản địa và mong muốn bảo vệ ngôn ngữ và văn hóa của họ.

Cũng như vậy, khỏi cần phải nói là chủ nghĩa Marx luôn sẵn sàng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử và áp bức con người nào cho dù là về tình dục, sắc tộc hoặc giới tính của họ, đấu tranh để xóa bỏ mọi luật lệ phản động về hôn nhân và những thứ tương tự. Đó là một phần không thể thiếu của cuộc đấu tranh thống nhất chống lại phe cánh hữu và giai cấp thống trị. Những người Marxist lên án tất cả những áp bức và bất công mà chủ nghĩa tư bản đang khích động, cho dù nó giáng lên đầu ai. Tất cả các tai họa của chủ nghĩa tư bản, từ sự áp bức đối với phụ nữ, đến thảm họa môi trường, hay sự áp bức với các nước nhỏ, làm nên sự tức giận của chúng ta với hệ thống. Chúng tôi đứng dưới biểu ngữ “Tổn thương một người là tổn thương cho tất cả”. Chủ nghĩa Marx là một lý thuyết toàn diện nhằm đấu tranh cho sự giải phóng nhân loại, và nó đặt giai cấp công nhân lên hàng đầu của cuộc đấu tranh vì đây là giai cấp bị áp bức và cách mạng nhất trong xã hội, nó đóng vai trò đặc biệt trong sản xuất và xã hội, và là con đẻ của hệ thống tư bản. Vai trò lãnh đạo này của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại mọi hình thức áp bức cũng xuất phát từ chính điều kiện sống và làm việc mà nó bị giới hạn, trong hình thức phôi thai, những yếu tố tương lai của một xã hội xã hội chủ nghĩa, chính là đoạn tuyệt sự phân chia xã hội thành những giai cấp, sự áp bức lên một quốc gia hay dân tộc bởi một quốc gia, dân tộc khác, và tất nhiên, cả sự áp bức của đàn ông với phụ nữ.

Sự đoàn kết thực sự này hoàn toàn không tương đồng với khái niệm đồng minh, xuất phát từ sự nhấn mạnh của chính trị bản sắc đối với tính ưu việt của kinh nghiệm chủ quan. Như người ta lập luận rằng chỉ có những người sống qua áp bức mới hiểu và có thể chống lại nó, còn những người thông cảm với hoàn cảnh của các nhóm bị áp bức và bị thiệt thòi thì chỉ đóng vai trò thứ yếu như những người ủng hộ một cách thụ động.

Nhưng cái gọi là “chính trị bản sắc” thực sự là có hại cho sự nghiệp của phụ nữ, người Mỹ da đen, người nhập cư, người bản địa hay LGBT. Nó làm sâu sắc thêm sự phân chia mọi người theo dòng thay vì bắc cầu cho họ như họ tuyên bố, bóp nghẹt tiếng nói tự do và làm cho một cuộc tranh luận hợp lý là không thể. Những chính trị gia dân túy và tiểu tư sản cuồng tín thay vì tranh luận thẳng thắn họ sẵn sàng tung ra những lời lăng mạ chói tai nhằm hạ bệ bất cứ ai dám đặt câu hỏi về “sự đúng đắn chính trị của họ”. Tạo ra một bầu không khí kích động.

Những người này cho rằng các vấn đề chính trị và xã hội có thể được đơn giản hóa thành các vấn đề của các nhóm bị áp bức. Có vẻ như họ nghĩ rằng nhu cầu cho công lý khi được mã hóa theo màu sắc và giới tính sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Nhưng thực tế, những vấn đề của các nhóm thiểu số bị áp bức chỉ là sự phản ánh của những mâu thuẫn sâu sắc trong chủ nghĩa tư bản mà không phải là nguyên nhân. Bằng cách này họ chuyển hướng sự chú ý ra khỏi các vấn đề thực sự và gieo rắc sự nhầm lẫn và chia rẽ vô tận. Họ cáo buộc những người Marxist bỏ qua cuộc đấu tranh của những người bị áp bức. Họ nói rằng chúng ta đang chờ đợi một cuộc cách mạng sẽ giải quyết tất cả các vấn đề mà không có câu trả lời nào cho hiện tại. Nhưng sự thật thì ngược lại. Chúng tôi đề xuất phương pháp đấu tranh giai cấp để chống lại áp bức. Chúng tôi đề xuất chiến thuật đấu tranh quần chúng để chống lại mọi bất công. Trong khi đề xuất của những nhà cải cách ủng hộ chính trị bản sắc là sự mày mò trong những tiêu chí và giới hạn của luật pháp nhưng vẫn bảo tồn nguyên trạng của chủ nghĩa tư bản. Họ gieo rắc sự nhầm lẫn và chia rẽ mọi người thành những nhóm nhỏ không thể nhỏ hơn nữa, để khiến cho họ bất lực trong việc chống lại nguồn của sự áp bức và bóc lột thực sự. Chúng tôi nói rõ ràng rằng vấn đề của những người bị áp bức là sự phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc của xã hội giai cấp và thật ảo tưởng khi tin rằng những vấn đề này có thể được giải quyết triệt để trong khi chế độ nô lệ vẫn tồn tại. Chỉ có sự thống nhất rộng rãi của tất cả những người bị áp bức và bóc lột mới có thể chống lại sự áp bức, và mở ra con đường để lật đổ hệ thống tư bản.

Sự chia rẽ về chính trị

Khỏi phải nghi ngờ rằng phân biệt chủng tộc là một trong những vấn đề quan trọng trong xã hội tư bản. Do đó, nó luôn được giai cấp thống trị sử dụng để phân chia và làm suy yếu giai cấp công nhân, đặt một nhóm xã hội này chống lại một nhóm khác trên cơ sở dân tộc, màu da, tiếng nói v.v... Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức là ưu tiên hàng đầu của những người Marxist sẽ luôn nhằm đạt được sự thống nhất tối đa của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại Tư bản.
Không ở một quốc gia tư bản tiên tiến nào mà cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc lại có tầm quan trọng lớn hơn ở Hoa Kỳ. Sự xuất hiện của phong trào Black Lives Matter (Người da đen đáng được sống) là biểu hiện của khát vọng của hàng triệu người da đen muốn chống lại bạo lực, phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc của cảnh sát. Điều đó là hoàn toàn tiến bộ và phải được ủng hộ.

Tuy nhiên, xu hướng đưa ra giả thuyết về hiện tượng này đã dẫn đến sự phóng đại có thể có kết quả tiêu cực, đặc biệt là đối với cuộc đấu tranh của người Mỹ da đen vì quyền lợi chính đáng của họ. Những người Marxist đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát, nhưng chúng tôi không có nghĩa vụ phải chấp nhận một hệ tư tưởng một chiều và sai lầm, không có gì giúp cuộc đấu tranh này và mọi thứ cản trở và làm suy yếu nó.

Không phải nghi ngờ rằng có rất nhiều hình thức áp bức bên cạnh việc bóc lột giai cấp, như phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, homophobia ( Kỳ thị đồng tính), transphobia ( kỳ thị người chuyển giới), v.v. Những người Marxist chúng tôi thừa nhận điều đó và chiến đấu chống lại mọi hình thức áp bức, nhưng vấn đề với sự giao thoa là nó nhấn mạnh những gì phân chia chúng ta thay vì những gì hợp nhất chúng ta, tập trung vào sự kết hợp vô hạn của các hình thức áp bức khác nhau và cái gọi là “đặc quyền” kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cho rằng hệ quả là tất cả chúng ta đều có lợi ích xung đột với nhau. Điều này đào sâu sự khác biệt giữa các nhóm và lớp của giai cấp công nhân để họ chống lại nhau thay vì thúc đẩy một cuộc đấu tranh chung, tinh thần chiến binh trên cơ sở giai cấp, là đòi hỏi bắt buộc để chống lại sự áp bức và bóc lột giai cấp.

Theo nhà nữ quyền giao thoa nổi tiếng Patricia Hill Collins “tất cả các nhóm đều có mức độ khác nhau của sự bất lợi và đặc quyền” và "tùy theo bối cảnh, một cá nhân có thể là một kẻ bị áp bức, một thành viên của một nhóm bị áp bức nhưng cũng đồng thời là kẻ áp bức". Cô sử dụng ví dụ về những người phụ nữ da trắng bị bất lợi bởi giới tính của họ nhưng cũng được đặc quyền bởi chủng tộc của họ. Vấn đề của quan điểm này là ở chỗ nó gợi ý rằng nếu một người không chịu một hình thức áp bức nhất định, thì họ là một kẻ áp bức có lợi ích trong việc duy trì hình thức áp bức đó đối với người khác. Sự tập trung vào cá nhân với tư cách là thủ phạm chính của sự áp bức chỉ có lợi cho việc phân hóa hơn nữa cuộc đấu tranh của những người bị áp bức. Thêm nữa, chẳng một bộ phận nào của giai cấp công nhân có bất kỳ lợi ích trong việc duy trì sự áp bức nên bất kỳ ai khác. Điều ngược lại mới là chính xác.

Thay vì đoàn kết tất cả những người bị áp bức trong một cuộc đấu tranh chung chống lại chủ nghĩa tư bản và nhà nước tư sản, những người “giao thoa” muốn phá vỡ cuộc đấu tranh thành những phần nhỏ nhất của nó: với phụ nữ da đen chống lại đàn ông da đen, phụ nữ da đen tàn tật chống lại phụ nữ da đen khỏe mạnh, v.v ... Bằng cách phá vỡ và phân tách mọi thứ như vậy, họ đang chia rẽ phong trào, chuyển sự chú ý ra khỏi các vấn đề chính và đào sâu sự chia rẽ giữa các nhóm khác nhau khiến họ chống lại lẫn nhau.

Do đó, mỗi phần riêng biệt được yêu cầu khẳng định rằng quyền của chúng tôi đối lập với quyền của bạn . Các phong trào do đó được chia thành các phần nhỏ hơn và nhỏ hơn nửa. Trong khi đó, những kẻ áp bức thực sự, chủ ngân hàng và nhà tư bản, những ông trùm báo chí và cảnh sát trưởng, những kẻ phản động và phân biệt chủng tộc, xoa tay vào nhau trong niềm sung sướng khi phong trào tiêu tốn năng lượng của nó trong vô số những cuộc cãi vã và xung đột vô nghĩa.

Điều này dẫn đến các cuộc tấn công của một số nhà hoạt động chống lại các nhà hoạt động khác vì vị trí được cho là của họ trong một “hệ thống thứ bậc đặc quyền”. Do đó, đàn ông da đen được cho là có “đặc quyền” hơn với phụ nữ da đen, v.v. Danh sách này là vô tận và kết quả tất yếu là sự phân rã phong trào thành muôn ngàn mảnh. Thay vì chiến đấu chống lại kẻ thù chung, mọi phân khúc của những người bị áp bức được khuyến khích tập trung vào hình thức áp bức của riêng họ và tranh luận chống lại mọi phân khúc khác của những người bị áp bức.

Thay vì đấu tranh quần chúng, các nhóm nhỏ các nhà hoạt động tham gia vào những trận chiến của riêng họ bị cô lập trong những vấn đề cụ thể. Nhưng không dừng lại ở đây, theo kết luận logic của nó thì không có tổ chức nào thực sự thích hợp vì chắc chắn mỗi cá nhân là duy nhất và có kinh nghiệm riêng về chủ nghĩa tư bản. Khi họ nói về các “liên minh” và đến với nhau đó chỉ là vỏ bọc để che khuất cách tiếp cận gây chia rẽ mà họ đang ủng hộ.

Một ví dụ về những thái cực ngớ ngẩn do những ý tưởng này dẫn đến là sự giận dữ gần đây của các nhà nữ quyền cấp tiến đối với người chuyển giới, như Julie Bindel, Germaine Greer và những người khác đã đưa ra một số bình luận đầy kích động về phụ nữ chuyển giới, cáo buộc họ là “không phải là đàn bà thực sự". Đây là một biểu hiện của nỗi ám ảnh chính trị bản sắc với việc xác định ai thuộc về loại nào đó. Ngoài ra, thay vì sự thách thức chính trị đối với những ý tưởng bất đồng với họ, họ đáp lại bằng việc tẩy chay, không diễn thuyết, kháng nghị và hành vi côn đồ nhằm ngăn chặn các sự kiện và cản trở tranh luận.

Nếu đúng là mọi phân khúc người bị áp bức trải qua sự áp bức theo một cách khác nhau, thì có thể lập luận tương tự một cách hợp lý rằng mỗi cá nhân cũng trải qua những điều khác biệt nhau, và do đó không ai có thể hiểu vấn đề của tôi, đó chỉ là của riêng tôi . Lập luận này đưa chúng ta trở lại với tinh thần triết học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà Lenin đã đánh đổ một cách toàn diện trong “Chủ nghĩa duy vật và phê bình Empirio”. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan vốn có của giao thoa được bộc lộ dưới hình thức thô thiển nhất trong đoạn văn sau của Patricia Hill Collins: “Ma trận bao trùm của sự thống trị bao gồm nhiều nhóm, mỗi nhóm có kinh nghiệm khác nhau với bất lợi và đặc quyền tạo ra những quan điểm riêng tương ứng, do vậy không ai có một góc nhìn rõ ràng. Không một nhóm nào có được lý thuyết hay phương pháp cho phép nó khám phá ra ‘sự thật’ tuyệt đối.”

Join us

If you want more information about joining the IMT, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.