Oxfam tiết lộ cách các tỷ phú hút máu đã kiếm được lợi nhuận từ đại dịch

Một báo cáo chuyên sâu do Oxfam công bố vào ngày 9 tháng 9 có tựa đề Quyền lực, Lợi nhuận và Đại dịch cho thấy làm thế nào mà giai cấp các nhà tư bản đã nhét đầy túi tham trong suốt đại dịch COVID-19.


[Source]

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc nhất trong lịch sử của hệ thống - khi hàng chục triệu sinh mạng đang gặp phải rủi ro từ một loại virus chết người, 400 triệu việc làm đã bị mất, 430 triệu doanh nghiệp nhỏ đang thoi thóp và ngày càng nhiều người phải đối mặt với nạn đói, số lượng đã tăng gấp đôi lên 265 triệu - báo cáo đáng nguyền rủa này tiết lộ mức độ thực sự mà những người giàu có nhất trong xã hội tiếp tục hưởng siêu lợi nhuận và thậm chí sử dụng tình cảnh tuyệt vọng của thế giới để làm lợi thế cho mình.

Hành vi đáng lên án của đám tỷ phú và các công ty đa quốc gia trong việc đặt lợi nhuận lên trước mạng sống không có gì đáng ngạc nhiên. Trước đó In defence of Marxism đã đề cập đến khía cạnh này hay khác mà những gì báo cáo của Oxfam nêu ra - chẳng hạn như nỗi kinh hoàng mà giai cấp công nhân trên toàn thế giới từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ phải đối mặt, Có hai phiên bản của đại dịch, một cho những người giàu có và một cho người nghèo, Sự trục lợi từ các hãng dược phẩm lớn mức độ điên rồ của trò cờ bạc trên thị trường chứng khoán. Bất kỳ ai có đủ mắt thấy, tai nghe sẽ cảm nhận ngay được sự bất bình đẳng kinh niên, thứ ngày càng bộc lộ rõ ​​hơn bởi cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, những chi tiết kinh hoàng xuất hiện trong dữ liệu và ví dụ do Oxfam thu thập hẳn vẫn gây ra không ít cơn sốc và phẫn nộ. Quy mô tuyệt đối của sự nhẫn tâm coi thường mạng sống và sinh kế của con người của giai cấp thống trị đã được thể hiện trong các số liệu và mô tả của báo cáo, cho chúng ta một bức tranh đầy đủ về một hệ thống đã sa đọa và mục nát đến không thể sửa chữa nổi.

Lợi nhuận trong bối cảnh nghèo đói

Con số đáng chú ý trong báo cáo của Oxfam là 32 công ty lớn nhất thế giới sẽ có lợi nhuận tăng 109 tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đó, nửa tỷ người đang bị đại dịch đẩy vào cảnh đói nghèo.

'GAFAM' (Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft), năm công ty công nghệ lớn, dự kiến ​​sẽ kiếm thêm 46 tỷ đô la lợi nhuận trong năm nay từ sự bùng nổ của đại dịch. Ngoài ra, bảy công ty dược phẩm lớn nhất thế giới dự kiến ​​kết thúc năm với tỷ suất lợi nhuận không dưới 21%, tức là thêm 12 tỷ đô la lợi nhuận do đại dịch COVID-19.

100 công ty giá trị nhất đã tăng thêm 3 nghìn tỷ USD giá trị trên thị trường chứng khoán vào năm 2020. Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, đã tăng tài sản cá nhân của mình thêm 92 tỷ USD kể từ khi đại dịch bắt đầu. Oxfam tính toán rằng số tiền này sẽ đủ để trả cho mỗi nhân viên trong số 876.000 nhân viên của ông ấy một khoản tiền thưởng 105.000 đô la mà vẫn có số tiền tương tự như hồi tháng 3. Tuy nhiên, công nhân Amazon đang bị mắc kẹt với mức lương thấp, phải làm việc tăng ca liên tục - trong những điều kiện hoàn toàn không an toàn.

Oxfam cũng nêu ra ví dụ về việc các công ty chè Ấn Độ đã duy trì và thậm chí tăng lợi nhuận của họ trong thời kỳ đại dịch bằng cách đơn giản là không trả lương cho công nhân nữ làm việc ở đồn điền chè. Năm nay, nhà bán lẻ quần áo Kohl's đã phải hủy đơn đặt hàng 150 triệu USD, gửi công nhân may mặc về nhà ở Bangladesh và Nam Hàn mà không có lương, nhưng vẫn có 109 triệu USD để trả cổ tức. Trên thực tế, 2,2 triệu công nhân chỉ riêng ở Bangladesh đã bị ảnh hưởng bởi việc hủy bỏ các đơn hàng dệt may trong năm nay. Các nhà máy ngừng hoạt động đã khiến quốc gia này mất đi doanh thu ước tính 3 tỷ USD. Tuy nhiên, các cổ đông của 10 công ty may mặc lớn nhất thế giới đã được trả 21 tỷ đô la vào năm 2020 này!

Báo cáo cũng đề cập đến việc tập đoàn nhiên liệu hóa thạch khổng lồ Chevron của Mỹ đang cắt giảm 10-15% lực lượng lao động toàn cầu trong số 45.000 người trong khi trả cổ tức và chia cổ phiếu mua lại cho cổ đông trong quý đầu tiên của năm cao hơn doanh thu cốt lõi. Tương tự như vậy, công ty xi măng lớn nhất Nigeria Dangote Cement đã tuyển dụng tại chỗ hơn 3.000 nhân viên nhưng sẽ trả 136% lợi nhuận cho các cổ đông trong năm nay.

Các khoản thanh toán cho cổ đông

Các khoản thanh toán cho cổ đông là chủ đề chính của báo cáo. Tất nhiên, hầu hết cổ phiếu của các công ty trên thế giới đều thuộc về những người cực kỳ giàu có. Báo cáo chỉ ra rằng 10% người Mỹ giàu nhất sở hữu 89% tất cả cổ phiếu có trụ sở tại Mỹ, trong khi 46% tổng tài sản lương hưu ở Anh thuộc về 10% giàu nhất - thì 50% những người nghèo nhất chỉ sở hữu ít hơn 1 phần trăm. Bên ngoài các quốc gia giàu nhất thế giới, sự tương phản thậm chí còn cực đoan hơn.

Trên thực tế, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, phần lớn giá trị cổ phiếu và cổ tức tập trung vào tay một thiểu số nhỏ bé, một phần trăm dân số toàn cầu. Trong một thời kỳ lịch sử mà đầu tư vào lực lượng sản xuất của thế giới ở mức thấp so với tổng sản lượng kinh tế, thiểu số nhỏ bé này đang chiếm một phần lớn hơn bao giờ hết bằng cách đơn giản là tự trả cho mình nhiều hơn - dưới hình thức cổ tức bằng chia chác và mua lại cổ tức hoặc điều đình tiền lương và tiền thưởng. Những gì mà Oxfam đề cập đến như mô hình “cổ đông trên hết” chỉ là cách mà giai cấp các nhà tư bản đảm bảo rằng tài sản của họ sẽ tiếp tục tăng trong khi thị trường đang bị thu hẹp và đầu tư có thận trọng dường như cũng là vô ích.

Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong năm 2016 đến 2019, 59 trong số các công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới đã trả gần 2 nghìn tỷ USD cho các cổ đông của họ, với mức chi trả trung bình là 83% lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, số tiền trả cho những kẻ trục lợi thực sự vượt quá lợi nhuận của công ty. Trong một ví dụ, đặc biệt liên quan đến COVID-19, ba công ty chăm sóc sức khỏe lớn nhất ở Nam Phi - Netcare, Mediclinic và Life Healthcare Group - đã mang về mức lợi nhuận đáng kinh ngạc 163% cho các cổ đông thông qua cổ tức và mua lại cổ phần. Oxfam đã rút ra rất đúng mối liên hệ giữa những khoản chi trả khổng lồ này với việc Nam Phi đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch tồi tệ đến như thế nào, với dịch vụ y tế thường xuyên bị thiếu thốn tài trợ, trong khi các nhân viên y tế bị bóc lột và hoàn toàn thiếu trang bị để đối phó với sự bùng phát coronavirus.

Một khía cạnh đặc biệt đáng kinh ngạc của báo cáo trong đó nêu chi tiết cách mà các công ty trên toàn thế giới tiếp tục chi trả cho các cổ đông trong khi vẫn yêu cầu - và thực đã nhận được - những khoản chi lớn từ chính phủ do đại dịch. Chính phủ Anh đã trao cho các công ty hóa chất BASF và Bayer 1,6 tỷ bảng Anh vào thời điểm mà các công ty xác nhận kế hoạch chi gần 6 tỷ euro cổ tức cho cổ đông. Bảy tập đoàn của Pháp đã trả tiền cho các cổ đông cùng lúc với việc dùng tiền công cộng để trả lương cho nhân viên. Tổng cộng, 40 công ty lớn nhất ở Pháp đã trả 35-40 tỷ euro cho các cổ đông trong năm nay. Tại Hoa Kỳ, Royal Caribbean, Halliburton, General Motors, McDonalds, 101 Caterpillar, Levi Strauss, Stanley Black & Decker,Steelcase và World Wrestling Entertainment đều vẫn đảm bảo duy trì mức chi trả cho cổ đông trong khi nhận tiền cứu trợ từ chính phủ và / hoặc sa thải công nhân, cắt giảm giờ làm và tiền lương. Tại Đức, BMW đã chia hơn 1,6 tỷ euro tiền cổ tức mặc dù phải cho công nhân của mình nghỉ việc bằng tiền từ nhà nước. Và, ví dụ kinh hoàng nhất, ba gã khổng lồ dược phẩm Hoa Kỳ đã được đầu tư hàng tỷ đô la của công để phát triển vắc xin COVID-19 - Johnson & Johnson, Merck và Pfizer - điều đã mang lại cho các cổ đông 16 tỷ USD kể từ tháng Giêng.

Giám đốc Điều hành Oxfam Quốc tế Chema Vera đã chỉ ra một cách chính xác nguyên nhân sâu xa của tình hình thế giới:

“Cuộc khủng hoảng kinh tế mà chúng ta đang phải chịu đựng vì đại dịch đã được thúc đẩy bởi một mô hình kinh tế gian lận. Các tập đoàn lớn nhất thế giới đang kiếm được hàng tỷ USD với chi phí của người lao động lương thấp và chia sẻ lợi nhuận đó cho các cổ đông và giới tỷ phú.”

Mô hình kinh tế gian lận được đề cập ở đây là chủ nghĩa tư bản.

Khai thác sự chết chóc

Từ báo cáo chúng ta cũng tìm thấy nhiều ví dụ minh họa cho cách mà các công ty phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng nghìn nhân viên của họ trong đại dịch này.

Các nhà máy chế biến thịt trên khắp thế giới đã chứng kiến ​​COVID-19 lan rộng như cháy rừng. Tại Hoa Kỳ, khoảng 27.000 công nhân đóng gói thịt đã cho kết quả dương tính. Nhưng công ty thịt lớn nhất của đất nước, Tyson Foods, đã dành đáng kể thời gian, tiền bạc và nỗ lực để vận động chính phủ để đảm bảo các nhà máy của họ không bị đóng cửa. Tại Brazil, công ty thịt JBS - có hội đồng quản trị với tiền sử hối lộ các quan chức chính phủ - đang thúc đẩy các biện pháp an toàn mới liên quan đến sự giãn cách xã hội của các công nhân nhà máy thực phẩm. Hàng trăm công nhân của nó đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.

Phần giới thiệu của báo cáo bắt đầu bằng một câu nói từ góa phụ của một công nhân chăn nuôi gia cầm đã chết vì coronavirus ở Maryland, Hoa Kỳ:

“Họ cần công nhân làm việc để kiếm tiền, nhưng họ không quan tâm đến cuộc sống của người dân. Nhà máy nuôi gà vẫn hoạt động, vẫn kiếm tiền… Nếu chồng tôi - nếu họ quan tâm đến sức khỏe của anh ấy, nếu họ cho anh ấy biết về cơn sốt - anh ấy hẳn sẽ vẫn sống tới giờ ”

Điều này có nghĩa là nhà máy gia cầm đã biết các triệu chứng của chồng cô nhưng buộc anh phải tiếp tục làm việc. Hay đúng hơn, tuyên bố của cô đã chỉ ra rằng ý thức giai cấp của giai cấp công nhân đang phát triển bởi sự phớt lờ tính mạng con người và tình trạng mất sinh kế mà những người lao động phải gánh chịu dưới tay các ông chủ của họ trong đại dịch.

Các công ty giao thực phẩm đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ người lao động khi mô hình 'tự kinh doanh' giả dối của họ, trong đó người lao động không có các quyền cơ bản về nghỉ ốm hoặc chăm sóc sức khỏe bị phơi bày. Báo cáo đề cập đến việc việc thiếu các quyền này, cùng với các điều khoản an toàn như PPE cho người lái xe, đã dẫn đến các cuộc đình công trên khắp thế giới, chẳng hạn như giữa các công nhân Instacart ở Mỹ và công nhân Zomato và Swiggy ở Ấn Độ.

Ở những nơi khác, nó đề cập đến việc các nhân viên của cơ quan trung tâm cuộc gọi toàn cầu Teleperformance đã phản đối việc các ông chủ thiếu hoàn toàn các quy định về an toàn và từ chối cho phép các nhân viên tổng đài làm việc tại nhà. Công ty đã thực hiện các biện pháp trả đũa đối với công nhân vì các cuộc đình công tự phát ở 10 quốc gia khác nhau.

Oxfam giải thích rằng, ở Peru, Mexico, Guatemala và Congo, các mỏ khai thác được mở mà không có điều khoản an toàn nào, bất chấp hàng trăm trường hợp COVID-19 đã được báo cáo. Họ cũng giải thích về việc lao động trẻ em đã gia tăng như thế nào tại các trang trại ca cao ở Tây Phi trong thời kỳ đại dịch, vì các lệnh cấm nhập cảnh được thực thi đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động trưởng thành. Tại Thái Lan, các công nhân thủy sản đã phải tự đối phó vì COVID-19 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm việc trang bị các thiết bị an toàn cho chính họ khi làm việc trong điều kiện không an toàn.

Giọt từ thiện trong lòng đại dương

Các phương tiện truyền thông chính thống lan tràn đầy rẫy những câu chuyện về sự hào phóng của các công ty trong suốt đại dịch. Đúng vậy, các ông chủ có thể vẫn đang kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ và cùng với đó, theo đúng nghĩa đen, là giết nhân viên của mình, nhưng họ làm điều đó chỉ vì tình yêu đối với nhân loại mà thôi! Điều này được chứng minh bằng số tiền họ và các công ty của họ quyên góp - xuất phát từ “lòng tốt” - cho các hoạt động từ thiện.

Báo cáo của Oxfam đã gạt bỏ thứ ảo tưởng này. Nó phát hiện ra rằng, trung bình, các tập đoàn trên khắp thế giới chỉ quyên góp 0,32% thu nhập từ hoạt động của họ cho các mục đích như vậy trong năm 2019. Chính phủ Hoa Kỳ đã thất thu khoảng 135 tỷ đô la tiền thuế từ việc trốn thuế của các doanh nghiệp trong năm 2017, trong khi tổng số tiền quyên góp từ thiện của các tập đoàn Hoa Kỳ chỉ dưới 20 tỷ đô la.

Như báo cáo lưu ý, hầu hết các công ty thích đóng góp tự nguyện cho các hoạt động xã hội hơn là những đóng góp bắt buộc - chẳng hạn như nộp thuế theo quy định của pháp luật hoặc trả mức lương đủ sống cho công nhân của họ. Điều này là do, với các khoản quyên góp tự nguyện, các công ty có thể làm bất cứ thứ gì mà họ thích với diện mạo và cử chỉ để thể hiện bản thân trong điều kiện thuận lợi nhất có thể. Việc làm này hoạt động như một sự phân tâm hữu ích khỏi số tiền lớn hơn nhiều mà họ đang tránh trả cho chính phủ và người lao động của chính họ. Là một chiến lược tiếp thị, nó thực sự giúp họ tiết kiệm rất nhiều tiền, trong khi không phải làm gì để chống lại đói nghèo và các cuộc khủng hoảng xã hội khác.

Vai trò của chính phủ

Mặc dù trọng tâm của báo cáo là lòng tham của các công ty liên quan đến COVID-19, vai trò thông đồng với các doanh nghiệp lớn của các chính phủ trên toàn cầu cũng đã bị phơi bày hoàn toàn. Chúng ta đã thảo luận một số ví dụ về việc các chính phủ cứu trợ cho các tập đoàn và thậm chí bẻ cong các hướng dẫn về đại dịch sao cho phù hợp với mong muốn của họ, trong khi những người đứng đầu các tập đoàn này vẫn tiếp tục thu được lợi nhuận khủng và chia sẻ cổ tức bằng sự trả giá từ nhân công của họ. Trên thực tế, rất nhiều gói kích thích kinh tế Keynes đã được các quốc gia trên thế giới đưa ra để chống lại khủng hoảng đều là làm lợi cho các doanh nghiệp lớn.

Danh sách các công ty đã được cứu trợ bao gồm hàng nghìn công ty có lịch sử trốn thuế. Reuters phát hiện ra rằng hơn 40 phần trăm những người nhận từ 4 triệu đô la trở lên từ tiểu bang trong Chương trình Bảo hộ Thanh toán Hoa Kỳ đã không phải trả bất kỳ khoản thuế nào vào năm ngoái. Trong khi đó, các tập đoàn lớn cũng đã tận dụng quỹ cứu trợ của chính phủ Hoa Kỳ nhằm đặc biệt vào các doanh nghiệp nhỏ với trị giá 350 triệu USD. 19 công ty sản xuất nhiên liệu hóa thạch sẽ được giảm thuế thêm 1,9 tỷ USD như một phần của gói cứu trợ cho doanh nghiệp lớn của chính phủ Hoa Kỳ. Tại Vương quốc Anh, 29% những công ty được vay vốn từ chính phủ trong thời kỳ đại dịch có dính dáng tới các thiên đường thuế đã biết. Một phần lớn phần của số còn lại có lẽ chỉ là chưa bị lộ.

Để đảm bảo hoàn toàn chắc chắn rằng đại diện của họ trong các văn phòng chính phủ hành động theo lợi ích của họ trong cuộc khủng hoảng này, giai cấp thống trị đã bận rộn cho vận động hành lang hơn bao giờ hết. Các nhà vận động hành lang của Hoa Kỳ đã chi 903 triệu đô la chỉ trong quý đầu tiên của năm nay - chỉ thấp hơn so với mức chi tiêu kỷ lục. Oxfam đề cập đến một loạt các cách mà vận động hành lang của các công ty đã đạt được thành công trong giai đoạn này. Nhiều công ty đã có thể duy trì hoạt động của mình hoàn toàn nhờ hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và hướng dẫn của chính phủ, từ các nhà sản xuất thực phẩm ở Mỹ đến các nhà máy may mặc ở Mexico. Các nhà vận động hành lang Ấn Độ đã áp lực để tạm dừng việc đánh thuế đối với việc mua lại cổ phiếu và các tập đoàn khai thác khác nhau đang ngừng đóng thuế một cách hợp pháp. Ở EU, nhiều công ty - đặc biệt trong ngành hàng không - đã sử dụng COVID-19 như một cái cớ để trì hoãn các quy định về môi trường và tránh giảm lượng khí thải carbon dioxide của họ.

Mặc dù các chính phủ trên khắp thế giới miễn cưỡng áp dụng các biện pháp để giảm thiểu một thảm họa kinh tế và xã hội, mà ban đầu, trong mắt nhiều người bình thường là để đáp ứng nhu cầu của con người, báo cáo này cho thấy họ thực sự đứng về phía ai. Hết chính phủ này tới chính phủ khác đã chứng tỏ mình hơn bao giờ hết trong cuộc khủng hoảng này là của, do và vì những người giàu.

Huyền thoại 'xây dựng trở lại tốt hơn'

Với bức tranh về sự tập trung của cải và siêu khai thác được vẽ lên bởi báo cáo của Oxfam, nó đã đưa ra một lời cảnh báo nghiêm trọng cho những ai ảo tượng rằng quỹ đạo của thế giới đã bị thay đổi theo hướng tốt hơn bởi đại dịch:

“COVID-19 không phải là một trục trặc. Nếu thế giới tiếp tục theo hướng hiện tại, đại dịch có khả năng dẫn đến những thay đổi lâu dài về cấu trúc. Sự chia rẽ chính trị và kinh tế xã hội hiện tại có thể sẽ ngày càng sâu sắc. Những người chiến thắng chính của nền kinh tế hậu COVID-19 khả năng là các tập đoàn lớn và các cổ đông giàu có, những người sẽ có nhiều quyền lực và nguồn lực hơn nữa để định hình chính sách công ”

Điều quan trọng, báo cáo đi đến kết luận không phải về cuộc khủng hoảng mà COVID-19 đã tạo ra, mà là về “một xu hướng kinh tế đáng lo ngại”“COVID-19 đang làm tăng tốc”. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản đã có trước đại dịch, cả hai đều đưa nó lên bề mặt và làm nó sâu sắc hơn. Và sự phân chia tài sản sâu sắc giữa các tầng lớp, như báo cáo xác định ở một số điểm, đã tăng lên suốt một thời gian dài.

Không có tương lai dưới chủ nghĩa tư bản

Tuy nhiên, Oxfam thích tưởng tượng rằng mọi thứ có thể đã khác trên cơ sở tư bản chủ nghĩa, giá như các công ty lớn không cho cổ đông quá nhiều tiền. Họ cũng gợi ý rằng có thể có một tương lai khác ở phía trước cho chúng ta kể từ thời điểm này, nếu những người ở trên cùng 'lựa chọn' khác đi. Vera nói: “Chúng ta có một sự lựa chọn giữa việc quay lại 'kinh doanh như bình thường' hoặc học hỏi từ thời điểm này để thiết kế một nền kinh tế công bằng hơn và bền vững hơn." 'Chúng ta' mà anh ta đang đề cập đến là giai cấp thống trị, những kẻ đang khai thác hết mức hệ thống cho lợi ích của họ và những đại diện được trả lương của họ trong các chính phủ trên thế giới!

Karl Marx đã giải thích trong Tư bản, hơn 150 năm trước đây,rằng sự tích lũy của cải chắc chắn dẫn đến việc tập trung vào tay ngày càng ít. Bản thân báo cáo của Oxfam cũng thừa nhận rằng các cơ chế như mua lại cổ phiếu - theo đó giai cấp thống trị có thể chiếm một tỷ lệ thậm chí còn lớn hơn của cải do công nhân sản xuất - không có gì mới. Và khi Vera nói về việc giai cấp thống trị ngày càng có nhiều “quyền lực và nguồn lực để định hình chính sách công”, làm thế nào anh ta lại ảo tưởng được rằng quyền lực và sự giàu có này có thể được giới hạn trong giới hạn của hệ thống được thiết kế vì lợi ích và dưới sự kiểm soát của cùng một giai cấp thống trị?

Tất nhiên, có một lý do mà Oxfam không thể nhìn ra ngoài giới hạn của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Tổ chức từ thiện đã tăng gấp đôi số lượng giám đốc điều hành của chính mình với mức lương sáu con số trong những năm gần đây. Báo cáo đề cập rằng tầng lớp tư bản thích quyên góp các mẩu vụn trên bàn một cách tự nguyện - thực sự là cho các tổ chức từ thiện giống như Oxfam! Bản thân nó là một phần của hệ thống mà nó đã thể hiện trong báo cáo này.

Dự báo của báo cáo thực sự hướng đến các nhà chiến lược Tư bản như một lời cảnh báo đáng ngại về tương lai của hệ thống của họ. Thật không may cho các nhà tư bản, “sự xói mòn hơn nữa niềm tin từ dân chúng vào nền quản trị dân chủ (đúng ra là: tư bản) và bất ổn xã hội gia tăng” là kết quả tất yếu của cuộc khủng hoảng hiện nay. Không có chỗ cho cải cách trong một hệ thống đang đối mặt với sự sụp đổ về kinh tế, và không có cải cách từng phần sẽ đủ để xoa dịu cơn giận dữ trong hàng ngũ giai cấp công nhân trên thế giới.

Phản ứng xã hội chủ nghĩa

Khác xa với việc cố gắng sửa chữa một hệ thống đã không còn khả năng sửa chữa, vốn bị mắc kẹt vào việc tạo ra tình trạng nghèo đói hàng loạt cùng với một số ít ký sinh trùng thô lỗ, giải pháp là loại bỏ hoàn toàn nó.

Phản ứng của một xã hội xã hội chủ nghĩa đối với COVID-19 và các vấn đề kinh tế mà người dân thường phải đối mặt ngày nay sẽ hoàn toàn khác. Nó sẽ không chỉ là một sự cắt giảm chi trả cổ tức hoặc giữ cho những người lao động có mức lương thảm hại trong điều kiện không an toàn. Nó có nghĩa là tập hợp toàn bộ nguồn lực của xã hội để có thể đảm bảo tất cả các nhu cầu cơ bản, bao gồm duy trì việc làm đầy đủ với mức lương đầy đủ cho tất cả mọi người trong thời gian đóng cửa và chăm sóc sức khỏe chất lượng, miễn phí cho bất kỳ ai có nhu cầu. Bản thân người lao động - những chuyên gia thực sự tại nơi làm việc của họ - sẽ chịu trách nhiệm quyết định một cách dân chủ về cách làm cho các điều kiện lao động của họ an toàn và bền vững. Những cái nhìn thoáng qua về quá trình này mà chúng ta đã thấy trong năm nay ở một số quốc gia sẽ được khái quát và khuyến khích trên toàn xã hội.

Sẽ không có chuyện thiếu thiết bị an toàn cơ bản cho nhân viên y tế; không có chuyện phải lựa chọn giữa việc mạo hiểm mạng sống hay mạo hiểm sinh kế - hoặc lựa chọn đó dành cho bạn. Các khoản tiền trên trời mà Oxfam báo cáo đã bị bòn rút cho các ông chủ và cổ đông trong năm ngoái - trong hầu hết các trường hợp đến từ các gói cứu trợ cá nhân của chính phủ - chứng tỏ rằng sự giàu có đã tồn tại đủ để cung cấp cho toàn xã hội. Và rằng trên cơ sở của một hệ thống lãng phí và phá hoại, còn lâu nó mới tận dụng được tối đa tiềm năng sản xuất của chúng ta.

Báo cáo được chờ đón của Oxfam tiếp thêm dầu vào ngọn lửa trong cuộc đấu tranh của chúng ta cho một hệ thống có thể khai phá toàn bộ tiềm năng của con người.

Join us

If you want more information about joining the IMT, fill in this form. We will get back to you as soon as possible.